Nội San Xuân Quý Tỵ 2013

                                      

ĐÓN XUÂN QUÝ TỴ

Dường như xuân sắp đến gần

Cỏ cây nay đã nảy mầm xanh tươi

Gió đưa ngan ngát hương trời

Hoa muôn sắc thắm lòng người xốn xang

Đón một năm mới hân hoan

Một mùa xuân mới bằng an mọi bề

Đẹp sao làng mạc xóm quê

Dòng sông mát rượi triền đê xanh rờn

Tha hồ trâu gặm cỏ non

Cây cầu vững chắc trẻ em đến trường

Nước về đầy ắp dòng mương

Cánh đồng lúa chín con đường thôn quê

Niềm tin hy vọng tràn trề

Ấm no hạnh phúc thóc về đầy kho

Con người luôn vẫn chăm lo

Thiên thời địa lợi sao cho ôn hòa

An Khang thịnh vượng mọi nhà

Đón xuân Quý Tỵ chan hòa niềm vui.

Châu Minh

 


NĂM ĐỨC TIN

(atn Vũ Huy Thiện)

 

Kỷ Niệm 50 Năm Khai Mạc Thánh Công Đồng Vatican II

Sáng ngày 17-10-2011, ĐTC đã cho công bố Tông thư tự sắc ngài ”Porta Fidei” về Năm Đức Tin, trong đó ngài trình bày lý do, mục đích và những đường hướng chỉ đạo về việc cử hành. Và ngày 11 tháng 10 năm 2011, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã tuyên bố: “Năm Đức Tin sẽ bắt đầu từ ngày 11 tháng 10 năm 2012, kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng chung Vatican 2, và sẽ kết thúc vào lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ, ngày 24 tháng 11 năm 2013.”

Ngài nói thêm:“Đây là một dịp thích hợp để dẫn đưa toàn thể cộng đoàn Giáo Hội tiến vào một thời điểm để đặc biệt suy tư và tái khám phá đức tin…” Ngài mong muốn trong Năm Đức Tin, tất cả dân Chúa, đều phải nỗ lực tuyên xưng, cử hành, sống, cầu nguyện và suy tư về đức tin của  mình.

Bản Tông thư khá dài, chỉ  xin chuyển bản Tóm lược Tông Thư Tự Sắc Porta Fidei (do Lm Trần Đức Anh chuyển dịch từ nguyên bản tiếng Ý 17/10/2011) theo thứ tự như sau:

 

  1. Cánh cửa đức tin” (CVTĐ 14:27) luôn luôn rộng mở cho chúng ta, cho chúng ta đời sống kết hiệp với Thiên Chúa và cho chúng ta bước vào Giáo Hội của Người khi Lời Chúa được tuyên xưng và trái tim được biến cải nhờ ân sủng. Việc này bắt đầu từ Phép Rửa (Rm. 6:4); đó là lúc chúng ta có thể gọi Thiên Chúa là Cha, và kết thúc với lúc bước vào đời sống vĩnh cửu.

 

  1. Ngay từ khi khởi sự sứ vụ của người thừa kế Thánh Phêrô, tôi đã nói về nhu cầu tái khám phá hành trình đức tin. Trong Thánh Lễ khai mạc giáo triều của tôi, tôi nói: "Toàn thể Giáo Hội và các Chủ Chăn, cũng như Chúa Kitô, phải dẫn dắt dân chúng ra khỏi sa mạc để bước vào nơi có sự sống." Tuy nhiên, vì có biết bao người cho rằng đức tin hiển nhiên và ý nghĩa và giá trị không hấp dẫn, nên đã có một cuộc khủng hoảng trầm trọng ảnh hưởng đến nhiều người.  

 

3. Chúng ta không thể chấp nhận rằng muối trở nên nhạt và ánh sáng bị che dấu (Mt 5:13-16). Chúng ta phải tái khám phá sự ưa thích được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và Bánh Hằng Sống.


4. Vì thế tôi đã quyết định công bố Năm Đức Tin. Khởi sự ngày 11 tháng 10 và chấm dứt ngày Lễ Trọng Chúa Kitô Vua 24 tháng 11, 2013. Ngày khai mạc 11 tháng 10, 2012 cũng đánh dấu ngày kỷ niệm năm thứ 20 việc xuất bản Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo. Tài liệu này được Thượng Hội Đồng các giám mục yêu cầu năm 1985 để giúp cho việc giảng dậy giáo lý. Hơn nữa, sách này đã được soạn thảo với sự cộng tác của tất cả các giám mục của Giáo Hội Công Giáo. Tôi cũng triệu tập Đại Hội Đồng các Giám Mục ngày 12 tháng 10, 2012 để nghiên cứu về chủ đề "TÂN PHÚC ÂM HOÁ CHO VIỆC CHUYỂN TIẾP ĐỨC TIN KITÔ”. Đây sẽ là một cơ hội tốt để đưa toàn thể Giáo Hội vào một thời kỳ để tái khám phá đức tin.

5. Việc canh tân Giáo Hội cũng được thực hiện qua các nhân chứng cung ứng bởi đời sống của các tín hữu. Các Kitô hữu được kêu gọi để chiếu sáng lời của sự thật. Điều này đòi hỏi phải có sự trở về. Do đó, Năm Đức Tin là một lời kêu gọi phải canh tân sự hoán cải để trở về với Chúa Kitô, hoán cải đời sống qua việc tha thứ tội lỗi (TĐCV 5:31). Tới mức độ họ cộng tác tự do về tư tưởng và tình cảm, não trạng, và hành vi dần dần được thanh tẩy và đổi mới.       

6. Chính là tình yêu Chúa Kitô đã tràn đầy trái tim chúng ta và thúc đẩy chúng ta phúc âm hóa. Qua tình yêu của Người, Chúa Giêsu đã thu hút mọi dân nước thuộc mọi thế hệ. Ngày nay, có nhu cầu phải cam kết mạnh mẽ hơn với giáo hội về việc Tân Phúc Âm hóa, để tái khám phá niềm vui của đức tin, và lòng nhiệt thành chuyển tiếp đức tin. Đức tin tăng trưởng khi được sống như một kinh nghiệm về tình yêu tiếp nhận và khi được truyền thông như một kinh nghiệm về ân sủng và niềm vui. Điều này làm cho chúng ta sinh hoa trái và giúp chúng ta làm nhân chứng cho đời sống. Chỉ qua việc tin tưởng thì đức tin mới tăng trưởng và trở nên mạnh mẽ hơn.

7. Nhân dịp vui này, tôi muốn mời gọi các giám mục anh em từ khắp nơi trên thế giới kết hiệp với người kế vị thánh Phêrô để tưởng nhớ lại ân sủng của đức tin. Chúng ta sẽ có cơ hội để tuyên xưng đức tin trong các nhà thờ chánh tòa và các thánh đường trên toàn thế giới; trong gia đình và giữa các gia đình. Các cộng đồng tu trì cũng như các giáo xứ phải tìm cách tuyên xưng kinh Tin Kính trước công cộng.      

8. Đến đây, tôi muốn vạch ra một con đường nhằm giúp chúng ta không những chỉ thấu hiểu nhiều hơn nội dung đức tin mà cũng hiểu rõ hành động phó thác hoàn toàn vào Thiên Chúa. Hiểu biết nội dung để tin cũng chưa đủ trừ khi trái tim là nơi chốn thiêng liêng bên trong con người được cởi mở ra bởi ân sủng để có thể nhìn bên dưới bề mặt và hiểu Lời Chúa. Ngoài ra, một Kitô hữu có thể không bao giờ nghĩ rằng đức tin là một hành động riêng tư. Đức tin là lựa chọn để đứng về bênThiên Chúa để cùng sống với Người. Chính vì đây là một hành động tự do, đức tin cũng đòi hỏi phải có trách nhiệm xã hội đối với những gì chúng ta tin. Cuối cùng, việc tuyên xưng đức tin vừa riêng tư vừa công cộng. Như chúng ta đọc trong Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo "Tôi tin là đức tin của Giáo Hội được mỗi tín hữu tuyên xưng, đặc biệt là khi chịu phép Rửa Tội. Chúng tôi tin là đức tin của Giáo Hội được các giám mục tụ tập trong công đồng hay nói chung tất cả các cộng đồng tín hữu tuyên xưng trong việc phụng vụ." Nói như thế, chúng ta không được quên rằng có rất nhiều người đang thành thật tìm kiếm sự thật quyết định về đời sống của họ và của thế giới.       


9. Muốn đạt được một kiến thức có hệ thống về đức tin, tất cả mọi người đều có thể tìm trong Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, một dụng cụ không thể thay thế. Chân Phước Gioan Phaolô II gọi dụng cụ này là một công cụ chính đáng cho việc hiệp thông giáo hội và là một tiêu chuẩn chắc chắn để giảng dậy về đức tin."     

10. Năm Đức Tin cũng là thời gian tốt đẹp để tăng cường nhân chứng về đức ái. Đức tin không có đức ái là đức tin không mang hoa trái. Không có đức tin thì đức ái chỉ là một cảm xúc thường xuyên bị nghi ngờ. Thánh Giacôbê đã chẳng viết như sau: "Bạn, bạn có đức tin; còn tôi, tôi có hành động. Bạn thử cho tôi thấy thế nào là tin mà không hành động, còn tôi, tôi sẽ hành động để cho bạn thấy thế nào là tin" (Gc 2:14-18). Vì vậy đức tin và đức ái cần bổ túc lẫn nhau.       

11. Xin cho Năm Đức Tin này giúp cho mối tương quan của chúng ta với Chúa Kitô được tăng cường mạnh mẽ, vì chỉ có Người mới bảo đảm cho có một tình yêu chân chính và bền vững. Chúng ta vững tin rằng Chúa Giêu đã chiến thắng sự dữ và thần chết. Chúng ta tin tưởng phó thác nơi Người: Chúa hiện diện giữa chúng ta vượt thắng quyền lực của sự dữ (Lc 11:20); và Giáo Hội, cộng đồng hữu hình của lòng Chúa thương xót, sống trong Người như một dấu chỉ của sự hòa giải dứt khoát với Chúa Cha. Chúng ta hãy trao phó thời gian ân sủng này cho Mẹ Thiên Chúa, là Đấng được tuyên xưng là "có phúc vì đã tin (Lc 1:45).

Kính mong chúng ta cùng đọc kỹ tông thư này và Xin Hưởng ứng lời mời gọi của vị cha chung đáng kính mến của chúng ta, trong năm Đức Tin mọi người cố gắng nếu có thể, cùng làm những việc sau đây:

 

1. THAM DỰ CHẦU THÁNH THỂ THƯỜNG XUYÊN:

2. HỌC HỎI GIÁO LÝ CÔNG GIÁO: Đặc  biệt chú trọng đến 10 điều răn và 7 phép bí tích.

3. GIA ĐÌNH CẦU NGUYỆN CHUNG VỚI NHAU:

Mỗi gia đình Lần Chuỗi Mân Côi chung với nhau mỗi ngày, ít nhất là 1 chục kinh, từ ngày 11 tháng 10 năm 2012 cho đến ngày 24 tháng 11 năm 2013.

Hoặc mỗi tối, gia đình đọc Kinh Thánh chung với nhau khoảng 5 phút.

4. LÀM VIỆC BÁC ÁI:

5. GIA ĐÌNH THAM DỰ THÁNH LỄ CHUNG VỚI NHAU:

Mỗi gia đình ghi danh tham gia vào một hội bảo trợ ơn thiên triệu của các hội dòng hay của các địa phận, để cầu nguyện và giúp đỡ cho việc đào tạo huấn luyện chủng sinh và tu sĩ.

Mỗi gia đình đi tham dự thánh lễ chung với nhau vào lễ Chúa Nhật và ít nhất thêm một ngày lễ trong tuần.

Cha mẹ, con cái khuyến khích nhau đến lãnh nhận bí tích Giải Tội thường xuyên hơn.

Với sự trợ giúp của Thiên Chúa, và với sự nỗ lực cố gắng, trong năm Đức Tin này, niềm tin vào Chúa Kitô của mỗi cá nhân và mỗi gia đình chúng ta sẽ triển nở và sẽ đâm rễ sâu hơn. Và qua niềm tin vững mạnh đó, những người xung quanh sẽ nhận ra được dung mạo nhân hậu, từ bi của Chúa Giêsu, và tin nhận Ngài là Chúa của họ.

 

CHÚC MỪNG NĂM MỚI NHƯ Ý

ĐẾN VỚI QUÍ ANH CHỊ VÀ QUÍ QUYẾN.

(Phạm Ích Ánh, Houston).

 

Câu chuyện sau chắc phần lớn chúng ta đã có lần đọc qua, nhưng có thể đọc lại vẫn hay. Cuộc sống của mỗi chúng ta chính là sự phản chiếu từ nội tâm của chính mình, như tiếng vang vọng ngược lại.

Nhân dịp cuối năm, chúng ta thử làm một vài phút hồi tâm, suy xét lại suốt một năm qua, cuộc sống của chúng ta có đúng như ý của ta mong muốn hay không. Từ đó chúng ta cũng nên suy xét lại xem chúng ta có cài đặt (install) phần nào "ý Chúa" vào trong  "ý riêng của chúng ta" không? Hay chúng ta chỉ sống theo ý riêng của chúng ta, ngược lại với Kinh Lạy Cha.Trắc nghiệm: tìm ra một resolution nhỏ, có "ý Chúa và khả thi cho năm tới, để rồi cuối năm tới xem tiếng vang có Chúa trong đó mình có nghe thấy không.


5 phút đọc và cả đời phải suy ngẫm

Một cậu bé đang đi bộ cùng người cha trên ngọn núi. Bỗng nhiên, cậu bé bị té, rất đau. Cậu bé thét lên: "Á... á... á!!!" Nhưng ngay sau đó, cậu bé lại ngạc nhiên khi nghe chính giọng nói của mình lặp lại ở đâu đó trên ngọn núi: "Á... á... á!!!".

Tò mò, cậu bé hét: "Ai đó?", nhưng rồi cậu cũng chỉ nhận được câu trả lời: "Ai đó?". Tức giận với câu trả lời vừa phát ra, cậu bé lại hét lên: "Kẻ nhát gan!" và cậu lại tiếp tục nhận được câu trả lời: "Kẻ nhát gan!"...
Cậu bé nhìn cha mình và hỏi: "Chuyện gì vậy hở cha?". Người cha mỉm cười và nói: "Con trai, chú ý đây nhé!". Sau đó, người cha hét vang vào ngọn núi: "Ta rất ngưỡng mộ ngươi!". Giọng nói ấy lại trả lời: "Ta rất ngưỡng mộ ngươi!". Người cha lại hét vang một lần nữa: "Ngươi là người chiến thắng!", giọng nói ấy vẫn tiếp tục trả lời: "Ngươi là người chiến thắng!". Cậu bé ngạc nhiên, không hiểu gì cả.

 

Người cha ôn tồn giải thích: "Người ta gọi đó là tiếng vang, nhưng thực sự đó là cuộc sống. Nó sẽ trả lại mọi thứ mà chúng ta đã làm hay đã nói. Cuộc sống của chúng ta đơn giản là một sự phản chiếu hành động của chúng ta.

 

Nếu con muốn có nhiều hơn tình yêu trong thế giới này, hãy tạo ra nhiều tình yêu hơn trong trái tim con. Nếu con muốn có nhiều sự cạnh tranh hơn trong đồng đội của con, con hãy cải tiến sự cạnh tranh của con. Mối quan hệ này sẽ trả lời cho mọi thứ, trong tất cả khía cạnh của cuộc sống. Cuộc sống sẽ trả ngược lại những gì mà con đã đem đến cho cuộc sống".Cuộc đời không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nó là sự phản chiếu của bạn!

      SỰ KIỆN VÀ NHÂN VẬT ATN

(Từ Đại Hội Hè 19/7/2012 đến 31/12/2012)

Ngày tháng

Sự kiện

Địa điểm

Nhân vật

19/7/2012

Họp mặt mùa Hè

Xứ Mỹ Vân

7LM+ 16XM+ 9PL+ 9HN+ 9SG+ 6TĐ

2/8/2012

Quan thầy nhà hưu linh mục BN

Thủ Đức

ĐC Cosma+ 33LM

A.Tân, Huyền- A.Lạng- Ngự, B.Yến,- A.Hưng, Thịnh, Sâm, Ánh, Nguyên, Tuệ, Trí.

4/8/2012

Quan thầy nhóm Xóm Mới

Nhà A. Chánh, Thạnh Lộc

Cha Nam, A.Hưng- A.Tân, Huyền, Bỉ, Hà, - A.Lạng, C.Liên (con A.Dược)- A.Ngự, Phiên, Phẩm, Tịnh, Thức, Nghị, Ngọc, Lượng, AC. Chánh, B.Yến, B.Vượng, B. Sa,

8/8/2012

Mừng Đaminh cha T.úy Hoạt

Xứ Từ Đức

A.Hưng, Sâm, Ánh, Nguyên,Tuệ, Trí (A.Tân, Lạng, Huyền, B.Yến kẹt xe).

17/8/2012

Gặp gỡ A.Vũ Huy Thiện

Nhà A.Sâm

A.Tân, A.Hưng, Sâm, Ánh, Tuệ, Trí, A.Thiện.

24/8/2012

Ngọc Khánh LM cha P.Thuật

Nhà hưu Thủ Đức

Cha Nam, C.Thân, C.Lễ, C.Học, C.Tề

+A.Tân, Huyền, Dị, Ứng, Hưng +thân nhân

30/8/2012

Phúng  thân phụ A. Chánh

Xứ Tư Đình, XM

A.Hưng- A.Tân, Huyền, Bỉ, Ứng- A.Lạng, Huần, Hộ- A.Ngự, Phiên, Cường, Nội, Tịnh, Thức, Lượng, B.Yến, B.Vượng, B.Sa, B.Tín

2/9/2012

Quan thầy nhóm SàiGòn

Nhà A.Huyền. Tân Phú

Cha Nam, A.Hưng, Sâm, Ánh, Tuệ- A.Lạng, C.Liên, cháu Loan (A.Dược)- A. Hợi, Độ.

A.Ngự, Phiên, Cường, Lượng, Nội, Ngọc, B.Yến, B.Vượng-A.Tân, Dị, Ứng,Tính, Khôi, Tòng, Bỉ, Hà, Năng, B.Thăng, C.Tuế, AC. Huyền.

14/9/2012

Thăm bệnh A.Phiên

BV Nhân dân GĐ

Hưng, Tuệ- Huyền- A.Tịnh, Cường, B.Tín

15/9/2012

Thăm bệnh A.Phiên

BV Nhân dân GĐ

A.Tân, nhóm Xóm Mới, Bích Hằng

21/9/2012

Phúng thân mẫu cha Tình

Xứ Trung Bắc, XM

Cha Nam, C.Lễ, A.Tuệ -A.Lạng, Oanh, Hộ- A.Ngự, Lượng, Ngọc, Cường, Tịnh, B.Yến, B.Vượng, B.Tín, B.Sa,

24/9/2012

Lễ an táng

Trung Bắc

A.Tân, Huyền, A.Hưng, Tuệ- Cường, Lượng, B.Tín

26.9.2012

Họp BBT Hương KB

-Ghé thăm A.Phiên

Nhà A.Huyền

Tại nhà

A.Tân, Huyền, A.Hưng, Tuệ-

 

A.Hưng, Tuệ,

6.10.2012

Quan thầy nhóm Phước Lý

Nhà A. Lạng

A.Tân, Huyền - A.Hưng, Nguyên, Trí-  A.Phóng, Ngọc- AC.Lạng, Nghi, Huần, Hộ, AC. Hanh, B.Tước, B.Hưng+con gái, B.Dược+ C.Liên, A.Thuần (con Thuyết), A.Phúc (con T.Hậu)-

13/10/2012

Phúng cố Pham Sỹ Thể, nhạc phụ A.Thục

Xứ Từ Đức

A.Hưng, Sâm, Ánh, Nguyên, Trí, Sơn, AC Thục- A.Huyền- A.Oanh,- B.Yến, A.Phẩm, Ngọc.

14/10/2012

Giỗ 2 A.Thăng

Tại nhà Đ.Trường Chinh

A.Hưng- A.Tân, Huyền, Dị, Ứng, Tuyết, Bỉ, B.Tuế- A.Lượng, Phẩm, Cường.

29/10/2012

Thăm bệnh A.Phiên

BV, N.Trãi

A.Tân, Hưng

26/11/2012

Phúng A.Tuynh

Xứ Lộc Lâm

A.Tân, Huyền, Dị, Ứng- A.Lạng-A.Hưng, Tuệ, Nguyên, Sâm, Ánh(gửi)- A.Lượng, Phẩm, Thức, Ngọc, B.Tín – A. Phóng, Hợi, Độ, Hoàng, Tri,

27/11/2012

Thánh lễ an táng

Xứ Lộc Lâm

Cha Hiểu, C.Thao- A.Hưng, AC.Tuệ, A.Phóng

1/12/2012

Phúng cha Joakim Chí

Nhà hưu TĐ

Cha Lễ, C.Nam, A.Hưng, Sâm, Tuệ, Trí, Ánh(gửi)- A.Tân, Huyền, Dị, Tuyết, Bỉ, Tính- A. Phóng, Độ, Hợi, Tri, H.Thành- A.Lạng- A.Ngự, Cường, Thức, Phẩm, Nghị, Lượng, Chánh, B.Yến, B.Vượng.

15/12/2012

C.Thuận 40 năm lm+70t

Xứ Mỹ Vân

Cha Nam, C.Lễ, C.Ân, C.Linh, C.Thao, C.Triết, C.Khang+ A.Hưng, AC.Tuệ- A.Phóng- A.Lạng, Oanh, Huần, Hộ.

19/12/2012

Quan thầy nhóm HốNai

Nhà A. Độ

A.Tân, Huyền, Dị- A.Lạng- A.Hưng, Ánh, Tuệ- A.Ngự, Phẩm, Lượng, Ngọc- Cha Triết, A.Phóng+tài xế, Lai, Hoàng, Tri, em A.Tịnh

19/12/2012

Thăm bệnh Bá Nha

Tại nhà , xứ Tâm An

A.Hưng- A.Lạng- A.Ngự- Cha Triết, A.Phóng+tài xế, Lai, Hoàng, Tri.

25/12/2012

Phúng T.Trác

Xứ Bắc Minh

A.Tân, Huyền, Bỉ- A.Hưng, Tuệ- A.Phóng- A.Ngự, Phẩm, Ngọc- A.Lạng, Oanh, Huần, Hộ, Hanh, B.Tước, C.Liên, A.Thuần (con Thuyết)

 

 

 

 

BIÊN BẢN NGÀY HỌP MẶT THƯỜNG NIÊN

19.07.2012 tại xứ Mỹ Vân

I-Thời gian, địa điểm, thành phần:

Từ 9g30 ngày 19.7.2012 tại hội trường giáo xứ Mỹ Vân, gồm:

1-Các linh mục: (7 vị)

Trần Thế Thuận, Nguyễn Văn Nam,  Nguyễn Văn Hiểu, Nguyễn Văn Thân,  Nguyễn Văn Lễ,  Nguyễn Văn Cung,  Đỗ Văn Nguyên. 

2-Anh chi em ATN: 49 người (chưa kể  4 tài xế)

          * Nhóm Xóm Mới (16 người):  A.Ngự, Anh và Chị Phiên, A.Cường, A.Tịnh, A.Thức, A.Phẩm, A.Chánh, A.Nội, A.Lượng, A.Ngọc,

C. Tuyên, C.Vượng, C.Sa, C.Yến, C.Hằng.

  * Nhóm Phước Lý (9 người): A.Lạng, A.Hộ, A.Huần, A,Oanh, A.Nghi, Anh và chị Hanh, 2 con gái của A.Dược

  * Nhóm HốNai (9 người): A.Phóng, A.Tuynh. A.Thành, A.Tri, A.Lai, A.Hoàng, A.Hợi, A.Độ. A.Dật

  * Nhóm SàiGòn (9 người): A. Huyền, A.Tân, A.Dị, A.Ứng, A.Năng, A.Tuyết, A.Tòng, A.Bỉ, Thầy Hà

  * Nhóm Thủ Đức (6 người): A.Hưng, A.Tuệ, A.Ánh, A.Sâm, A.Nguyên, A.Trí

3-Khách mời: 4 vị Ban Hành giáo xứ Mỹ Vân.

II-Nội dung:

1-Sau phần khai mạc (MC Trần Văn Cường xướng kinh, tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham dự), cha xứ Mỹ Vân chào mừng hội nghị.

MC đề nghị chủ tọa và thư ký:

Chủ tọa:         Cha Nam, A.Tân, A.Huyền, A.Lạng, A.Hưng

Thư ký:   Cô Bích Hằng, A.Lượng

2-Các báo cáo của 6 nhóm và BĐH.

-Trong phần báo cáo của nhóm Phước Lý, dành thời gian cho con gái của A.Dược đọc tâm thư gửi Bố rất cảm động trước hội nghị.

-Trong phần báo cáo của nhóm Xóm Mới, trưởng nhóm cũng dành mấy phút giới thiệu chai rượu và những lời chúc mừng của A.Mạnh Hùng và  anh Nội cám ơn tình nghĩa anh em trong lần bị tai nạn giao thông tháng 2/2012.

3-Chia sẻ của Giám đốc nhà hưu về đề tài Gia đình:

Trong gần 30 phút, bằng giọng nói truyền cảm, nhẹ nhàng, dễ nghe, Cha Giám đốc làm nổi những điểm chính: Vì gia đình là nền tảng xã hội, phải sống đạo đức, tốt đẹp, bình an, yêu thương tha thứ mới có hạnh phúc. Trong xã hội ngày nay, đời sống gia đình đang thiếu ánh sáng, không có đạo đức, thiếu yêu thương nhau, không tha thứ, vợ chồng và con cái chạy theo tiền bạc, lợi nhuận, sống hưởng thụ, thiếu vị tha. Nhiều lời ca dao tục ngữ  khuyên vợ chồng đoàn kết, nhường nhịn để duy trì, củng cố hạnh phúc.

Hội đồng Giám Mục Việt Nam kêu gọi các gia đình Công giáo nên có giờ kinh tối chung, chia sẻ lời Chúa vì lời Chúa là ngọn đèn soi sáng bước đường chúng ta đi.

4- Thảo luận:

 -Phát biểu của Cha Cung, Cha Nguyên: Bày tỏ tình cảm và nhận xét tinh thần buổi họp mặt hôm nay.

-Anh G.Nguyễn Văn Dật: Mới gia nhập, đây là lần thứ hai, sẽ có mặt với anh em.

-Anh Ngự: Nêu bức xúc về các cha nghỉ hưu, nhiều anh em chúng ta không biết về hưu ở đâu, về bao giờ. Tôi thấy chúng ta chưa quan tâm tới các cha nhà hưu

-Anh Oanh: Có trang Web nhưng vẫn cần tờ Nội San, vì chúng tôi vùng sâu làm sao có mạng, trong khi Nội san là sợi liên lạc lâu dài, đều đặn cho mọi anh chị em, không nên bỏ.

-Cha Nam: Tuy mới về nhận nhiệm vụ nhưng cũng được anh em ATN giúp đỡ nhà hưu nhiều, mời anh em về dự lễ Vianney vào ngày 2/8/2012 càng đông càng tốt.

III- Bế mạc:

 Lúc 11g15: Chủ tọa ghi nhận những ý kiến, kết thúc hội nghị để chuẩn bị thánh lễ đồng tế.

IV-THÁNH LỄ ĐỒNG TẾ:

Áo xanh gồm 7 cha:

Chủ tế: Cha Giám Đốc nhà hưu, đại diện Đức cha BN.

Giảng lễ: Cha Nguyễn Văn Lễ.

V- Cơm trưa:  65 thực khách, 7 thồi, 4 món: súp măng cua, gỏi cá, gà bọc xôi, Ragu thịt bò hầm cà rốt

Mỹ Vân, ngày 19.7.2012

Thư ký M.LÊ THỊ BÍCH HẰNG

 

 

 
 
 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

                                  

CƯỜI CHÚT CHƠI

VỀ BUỔI HỌP THƯỜNG NIÊN  19.7.2012

 

1 - MƯỜI CÁI NHẤT

1- Buổi Họp mặt Thường Niên tổ chức nơi xa lạ nhất

2- Buổi họp mặt chi phí nhiều nhất.

3- Bữa ăn có món lạ nhất                       : gỏi cá

4- Linh mục tham gia lần đầu tiên         : Cha Nam

5- Nhóm nhiều người nhất                     : Xóm Mới

6- Nhóm ít người nhất                           : Thủ Đức

7- Nhóm có cụ yếu nhất                        : Hố Nai (Cố Tuynh).

8- Nhóm có thành viên trẻ nhất và mới nhất    : Phước Lý

9- Nhóm không có Thầy cả, tu sỹ đi kèm         : Xóm Mới

10- Nhóm có hai vợ chồng cùng đi tham dự:

      *Nhóm Xóm Mới (AC Phiên),

      *Nhóm Phước Lý (AC.Hanh)

 

2 – BẢNG THI ĐUA XẾP HẠNG:

* Hạng  Nhất :  Nhóm Xóm Mới  có  16 anh chị em

* Hạng Nhì    :  Nhóm Phước Lý có  9 anh chị em và 2 Thầy cả

* Hạng Ba      :  Nhóm HốNai có   9 anh chị em và 1 Thầy cả.

* Hạng Bốn    :  Nhóm SàiGòn có  8 anh chị em và 1 Thầy sáu

* Hạng Năm   :  Nhóm Thủ Đức có  6 anh chị em và 2 Thầy cả.

 

MỪNG QUAN THẦY NHÀ HƯU THỦ ĐỨC 2/8/2012

 

 
 


MỪNG NGỌC KHÁNH LINH MỤC

Cha PHÊRÔ NGUYỄN THIÊN THUẬT

(24.8.1952 – 24.8.2012)

Ngày 24.8.2012, cha giám đốc nhà hưu Bắc Ninh-Thủ Đức G.Nguyễn Văn Nam tổ chức mừng 60 năm linh mục cho cha P. Nguyễn Thiên Thuật, cựu giám đốc nhà hưu, cựu tuyên úy hải quân, cựu giáo sư kiêm giám thị chủng viên Đạo Ngạn – Thủ Đức.

Vì sự khiêm nhường của cha Phêrô vốn không thích tổ chức, mặc dù nhiều người thuyết phục, nên chỉ thu hẹp một số thân hữu:

-Các cha nhà hưu: Cha Nam và Cha Lễ.

-Các linh tông: Cha Thân, linh mục và các sơ nghĩa tử.

-Linh mục đồng hương: Cha Học + cha Tề và linh mục hưu Xuân Lộc

-Gia đình huyết tộc: Gia đình AC Dị và thân nhân.

-Đại diện gia đình ATN: A.Tân, Huyền, Hưng.

Không có thánh lễ, chỉ tổ chức phần chúc mừng trong bữa ăn (3 bàn) lúc 11g30.

Mở đầu, cha Giám đốc vắn tắt chúc mừng và dâng kỷ vật lưu niệm của nhà hưu, của gia đình ATN và của huyết tộc.

Tiếp theo cha Lễ xướng bài hát “Con Linh Mục” của Tiến Dũng để mọi người tham dự cùng đồng ca chúc mừng. Sau đó mọi người ngồi vào tiệc. Trong khi ăn, những kỷ niệm của cha được một anh em hồi tưởng và được chính Cụ Già 88tuổi thao thao vui vẻ tự hào kể lại rất minh mẫn đầy đủ không thiếu một chi tiết. Qua đó mọi người thấy Ngài vẫn tỉnh táo, cởi mở và rất hân hoan, cuối cùng đồng ý cho tổ chức ngày kỷ niệm vào ngày này năm sau nếu Thiên Chúa cho còn sống

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HỒNG ÂN 40 NĂM LINH MỤC

 

CỦA CHA VINH SƠN TRẦN THẾ  THUẬN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Theo thư mời, chúng tôi xuất phát từ nhà hưu Thủ Đức lúc 7g30 sáng Thứ Bảy 15.12.2012, taxi trực chỉ giáo xứ Mỹ Vân, để tham dự lễ tạ ơn mừng:

-40 năm linh mục (1972-2012)

-Và 70 tuổi (1942-2012)

của cha Vincent Trần Thế Thuận

Tới nơi, cờ quạt, nhà lồng dựng khắp sân, tiếp viên đã đứng đầy cổng để chào mời quý khách.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đúng 9g30, thánh lễ bắt đầu, Đức cha G.Nguyễn Tấn Tước, giám mục Phú Cường chủ tế, đồng tế có 50 linh mục. Có 7 linh mục đồng lớp tại Piô X ĐàLạt, trong đó có cha tổng đại diện ĐàLạt.

Bắc Ninh có 3 cha nhà hưu: Cha Nam, Cha Lễ, cha Linh. Ngoài ra còn cha Ân (Đồng lớp tiểu chủng viện BN), cha Thao, cha Khang, cha Xuân Triết.

Anh em ATN có A.Hưng, AC Tuệ, A.Phóng, A.Lạng, A.Oanh, A.Hộ, A.Huần.

Cha xứ mới về Mỹ Vân được hơn 2 năm nhưng đã thực hiện được nhiều công trình nên được giáo dân rất quý mến, điều đó thể hiện trong những lẳng hoa của giáo xứ, của các đoàn thể, các giới chúc mừng cha Vinh Sơn sau thánh lễ.

Buổi lễ tạ ơn kết thúc bằng bữa tiệc mặn phải tới 150 thồi.

Hồng ân Thiên Chúa bao la,

Muôn đời con sẽ ngợi ca danh Người!

 

 

PHAO CỨU SINH THIÊNG LIÊNG

                                                                                                 Thảo Dân

 

MỪNG BỔN MẠNG ATN PHƯỚC LÝ 07/10/2012

Theo truyền thống, hằng năm cứ vào tháng Văn Côi (Tháng 10), ATN các nhóm lại có dịp quy tụ về vùng Phước Lý, huyện Nhơn Trạch để hiệp thông cùng anh chị em ATN Phước Lý tham dự buổi họp mặt mừng kính Bổn Mạng ATN Phước Lý là Đức Mẹ Mân Côi vào ngày lễ kính Đức Mẹ Mân Côi. Phước Lý tọa lạc bên kia sông Đồng Nai nên các nhóm Sài Gòn, Xóm Mới, Thủ Đức đều phải qua phà Cát Lái. Khúc sông bến phà Cát lái khá rộng, ngồi trên phà khi qua sông phóng tầm mắt nhìn ra xung quanh chỉ thấy trời và nước mênh mông như đi giữa đại dương bao la! Để bảo đảm an toàn sinh mạng cho hành khách qua sông, chiếc phà nào cũng trang bị đầy đủ phao cứu sinh, phòng khi gặp nạn thì sẵn có để sử dụng. Những chiếc phao cứu sinh này tuy chỉ là một công cục rất tầm thường, đơn giản được làm từ một khối xốp có đặc điểm không chìm khi ở dưới nước. Chính đặc tính này là cựckỳ hữu dụng để đảm bảo sinh mạng cho hành khách. Vì vậy mà phao cứu sinh là một phương thế tối cần thiết cho mọi hành khách khi đi trên sông hay trên biển.....Qua báo chí và các phương tiện truyền thông, trong những năm gần đây, chúng ta được biết có biết bao người đã mất mạng một cách oan uổng dưới dòng sông khi qua sông trên các con đò mà chủ nhân các phương tiện đưa đón khách đã vô trách nhiệm không trang bị phao cứu sinh trên tàu thuyền của mình để dẫn tới kết quả thảm khốc, khiến hàng chục, hàng trăm hành khách bị chết tức tưởi dưới dòng nước khi qua sông. Càng chua xót hơn khi nghe tin nhiều em học sinh nhỏ cũng từng là nạn nhân của những tai nạn đắm đò, tương tự khi hằng ngày phải đi đò qua sông đến trường.

Đang khi miên man suy nghĩ về những chiếc phao cứu sinh và các sự kiện liên quan, thì phà cập bến. Tôi lên phà đón xe đi tiếp về Phước Lý, nhưng đầu óc còn đầy ắp những suy tư về vai trò của phao cứu sinh và cuộc sống. Từ hình ảnh của những chiếc phao cứu sinh trên phà và sự liên hệ của nó đến cuộc sống trần thế đang diễn ra trước mắt, tôi bỗng liên tưởng tới cuộc sống thiêng liêng của mỗi chúng ta cũng đang diễn ra đúng như vậy. Chúng ta đang vượt biển trần gian, đầy giông tố, bão bùng, trên những con thuyền mong manh, ọp ẹp, rất mạo hiểm trước những cơn phong ba dũng mãnh. Vậy mà chúng ta có biết cảnh giác, trang bị cho mình những chiếc phao cứu sinh chưa? Nếu chưa, thì xin hãy mau mau cấp tốc trang bị trên con tàu của mình, kẻo lỡ sóng to, gió lớn ập tới bất kỳ, thì hối không kịp ! Hai lúa tôi xin tư vấn miễn phí cho bấtkỳ ai có nhu cầu mua sắm thiết bị phao cứu sinh thiêng liêng, chất lượng cao, kèm theo chế độ hậu mãi hoàn hảo! Vậy xin thưa ngay để quý vị khỏi mất thời gian chờ đợi, đó là “Hãy lần Chuỗi Mân Côi” với tâm hồn sốt sáng và sám hối xin Đức Mẹ thương giúp đưa chúng ta về bến an toàn!

Đây là quà khuyến mãi, xin gửi tặng mọi người, nhân dịp Đại Lễ Mừng Kính Mẹ Mân Côi.

Tại giáo xứ Tân Phú, tháng 10 năm 2011, trong dịp phát động phong trào lần chuỗi Mân Côi Kính Đức Mẹ, giáo xứ có mời một Cha khách về dâng lễ và cổ động cho phong trào được thành công tốt đẹp.

Ngay trong ngày khai mạc phong trào, Cha chủ tế Thánh Lễ hôm đó, trong phần chia sẽ Lời Chúa đã bắn phát súng lệnh khai hội cực mạnh qua một câu chuyện có thật xảy ra ngay tại địa phương chúng ta mới đây.

Đầu đuôi câu chuyện như sau : 

Lời Cha giảng thuyết 

Anh chị em thân mến !

Việc Lần Chuỗi Mân Côi Kính Đức Mẹ, tạ ơn Đức Mẹ vì muôn ơn lành Chúa đã tuôn đổ xuống cho chúng ta qua lời cầu bầu của Mẹ là điều tối cần thiết và cấp bách. Chúng ta đã làm tốt việc này nhưng vẫn chưa đủ. Hàng ngàn tích truyện kể về việc Đức Mẹ đã can thiệp để Chúa tuôn đổ ơn xuống cho Giáo Hội, cho các cộng đoàn và từng người chúng ta đã minh chứng điều đó. Tuy nhiên ở giữa cộng đoàn chúng ta đang sống đây và rất nhiều nơi trên khắp thế giới còn rất nhiều linh hồn đang bị đe dọa sẽ phải hư mất nếu không được Đức Mẹ cứu giúp đưa về đoàn Chiên Chúa để được chăm sóc và nuôi dưỡng cho lành mạnh. Chính vì vậy, mỗi lần đến viếng thăm con cái như ở Lộ Đức, Fatima, Mễ Du, và nhiều nơi khác trên thế giới, Đức Mẹ đều cầm xâu chuỗi trên tay để kêu gọi mọi người hãy lần chuỗi cùng với Mẹ để xin Chúa cất hình phạt cho nhân loại. Điều đó chứng tỏ lần chuỗi Mân Côi là việc làm rất đẹp lòng Chúa và rất cấp bách.

Câu chuyện sau đây nói lên hiệu quả tuyệt vời của việc làm tốt lành này.
Đây là câu chuyện “người thật, việc thật” xảy ra mới đây, tôi đã đi kiểm chứng (và anh chị em cũng có thể kiểm chứng lại dễ dàng), nhằm mục đích giới thiệu với anh chị em một chứng tá sống động, hiện thực giúp chúng ta thêm lòng yêu mến và vững tin vào Đức Mẹ, là người Mẹ hết lòng yêu thương chúng ta.

Tại một giáo xứ nọ ở vùng Long Hải (Bà Rịa – Vũng Tàu) có một gia đình Công Giáo, sống gần nhà thờ, đất ở của gia đình này tiếp cận với hàng rào nhà thờ. Không rõ vì lý do gì người chủ nhà bất bình với giáo xứ hay Cha xứ, nên cứ vào giờ kinh lễ ở nhà thờ, anh này mở máy hết công suất ở nhà, nhằm phá đám việc kinh sách nhiều năm.

Việc xảy ra là một ngày nọ, anh đi vào rẫy sau nhà ngủ đêm tại đó để trông rẫy, anh bị chết đột ngột. Sáng ra vợ con không thấy về nên vào rẫy thì thấy anh đã chết.

Gia đình đem xác anh về nhà quàn và lo việc mai táng. Vì là người Công Giáo, bà vợ đến gặp ban hành giáo trình bày đầu đuôi sự việc và xin lỗi giáo xứ và Cha xứ về việc làm sai trái của người chồng trước đây, và xin được bỏ qua, để cho phép cử hành việc mai táng theo nghi thức Công Giáo như mọi người, tránh ảnh hưởng xấu đến con cháu sau này khi sinh hoạt trong cộng đồng, nếu không là có nước bỏ xứ mà đi thôi!

Lúc đầu Ban Mục Vụ nhất định từ chối không đồng ý, nhưng sau đó bà vợ trình bày cặn kẽ sự việc với Cha xứ. Sau khi đã suy nghĩ và cân nhắc, cuối cùng Ngài mời Ban Mục Vụ vào làm việc, Ngài nói: Người này lúc sinh thời đã hành động sai trái, phá rối việc phụng vụ tại giáo xứ là đáng trách, tuy nhiên vợ và con cháu không đồng tình việc làm đó, song không thể khuyên can anh ta được. Anh này hành động sai trái với Chúa thì chính anh ta phải chịu trách nhiệm về hành động của mình trước Chúa, chứ không phải vợ con. Nếu chúng ta cấm cản không cho anh được hưởng các nghi thức chôn cất Công giáo là ảnh hưởng xấu đến danh dự, quyền lợi của vợ và con cháu là không thỏa đáng, mà còn bị mang tiếng là không bác ái, khoan dung theo tinh thần Phúc Âm. Làm vậy là chúng ta gây ngộ nhận, tạo gương xấu, trái với tinh thần Tin Mừng chúng ta rao giảng......Vậy xin Giáo xứ cứ tổ chức nghi thức mai táng như thường lệ theo yêu cầu của tang gia. Như vậy mọi việc sẽ tốt đẹp và tạo được sự khích lệ cho vợ con sau này để họ tích cực trong sinh hoạt giáo xứ tốt hơn. Nhờ sự khôn ngoan và khéo léo giàn xếp của Cha xứ, đám tang được tổ chức tốt đẹp, khiến mọi người đều hài lòng, cả ban hành giáo lẫn tang gia. Nhưng vấn đề chưa kết thúc ở đây. Mấy ngày sau đó, vào lúc đêm khuya khi Cha xứ đã lên giường sắp sửa ngủ thì nghe tiếng động loảng xoảng như tiếng xích sắt kéo lê trên hè trước phòng ngủ của Ngài nghe rất kinh dị. Đang lúc hoang mang không hiểu chuyện gì xảy ra mà Ngài có cảm giác thấy rợn rợn tóc gáy ! Giữa lúc đó thì nghe tiếng gõ cửa và tiếng kêu “Cha ơi! Cha ơi!” Tập trung hết can đảm Ngài lên tiếng : “Ai? Có việc gì mà tới gặp tôi khuya khoắt thế này?”. Có tiếng đáp lại : “Con đây, con là Giuse X đây. Con mới chết mấy hôm nay. Cha và cộng đoàn vừa cử hành lễ mai táng cho con đây mà. Con muốn đến gặp Cha để xin lỗi Cha và cộng đoàn giáo xứ về những hành động sai trái của con trước đây”.

- “Thôi được, nhưng tôi muốn hỏi ông có được rỗi linh hồn không?”

- Có tiếng đáp lại : “Thưa Cha con được rỗi” vì trước đây khi còn sống và chưa bất mãn với cộng đoàn con vẫn thường đọc kinh Mân Côi kính Đức Mẹ, nên Đức Mẹ đã thương và cứu con vào phút chót. Con được ơn ăn năn sám hối tội lỗi của mình và Chúa lòng lành đã tha thứ, nhưng phạt con phải chịu hình phạt lâu lắm ạ, vì Thánh Lễ và các lời kinh nguyện mà Cha, cộng đoàn và gia đình cầu cho con, Chúa cất đi hết ban cho linh hồn khác. Con xin thưa để Cha biết và xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho con để xin Chúa sớm giải thoát con khỏi hình phạt nặng nề này mà vào hưởng nhan Thánh Chúa như các linh hồn thánh thiện khác. Con xin chào cha.

Câu chuyện kết thúc ở đây

- Lời bình của Cha giảng thuyết

- Qua câu chuyện này chúng ta có thể rút tỉa được nhiều bài học quý giá cho đời sống thiêng liêng của chúng ta.

  1. Siêng năng lần Chuỗi Mân Côi là rất cần thiết và bổ ích cho phần rỗi chúng ta, vì việc làm này rất đẹp lòng Chúa và Đức Mẹ. Đây có thể coi như chiếc phao cứu sinh thiêng liêng vô cùng quý giá.
  2. Thái độ khôn ngoan, cẩn trọng của Cha xứ là bài học rất bổ ích trong việc đối nhân xử thế ở đời cho mỗi chúng ta là những chứng tá cho tình yêu Thiên Chúa giữa cộng đồng.

Tân Phú, ngày 3/10/2012

 

Mùa Xuân

 (Quỳnh Như)

 

Vòng quay tuế nguyệt mãi xoay vần
Lạnh lẽo đông qua ấm áp xuân
Ngày Tết thanh niên vui "đánh chắn"
Đầu năm ông lão thích "tài bàn"
Mai vàng trĩu nụ tranh cao thấp
Đào thắm treo hoa ước Lạc An
Con cháu cầu mong Phúc Lộc Thọ
Tân Niên gia Thánh Đức Hồng Ân

 

 

MỪNG QUAN THẦY NHÓM ATN XÓM MỚI

 

4/8/2012

 

Nhận được thư mời của nhóm ATN Xóm Mới, mừng kính thánh Gioan Vianney, bổn mạng của nhóm, được tổ chức tại nhà mới của anh trưởng nhóm Đinh Văn Chánh, ở bên Thới An, Thạnh Lộc quận 12. Tôi cùng cha giám đốc nhà hưu, Giuse Nguyễn Văn Nam, đèo nhau đi Xóm Mới. Trước hết vào Cha Nhuận xứ Lam Sơn để cám ơn Ngài đã lâu lắm mới quá bộ về nhà hưu Thủ Đức họp và đồng tế lể kính Thánh Vianney do Đức Cha Bắc Ninh chủ tế (2/8/2012), sau đó chúng tôi băng qua xa lộ Đai Hàn, tìm địa điểm họp mặt theo sơ đồ trên thư mời.

Tưởng đễ tìm, ai ngờ lạc lối phải điện thoại cho Lượng chỉ đường. Theo hướng dẫn, chúng tôi tới ngã rẽ vào cầu số 1 thì gặp Ngọc đứng chờ. Qua cầu số 1 thay vì rẽ tay trái vào đường đất nhỏ hẹp cạnh mương nước, chúng tôi chạy thẳng tới ngã ba có đường nhựa rộng rãi như bản đồ vẽ, Lượng phải chạy theo ới ới chúng tôi trở lại. Cuối cùng cũng tới nơi lúc 11g10, trễ hơn dự tính. Lối vào còn khó khăn vì đây là khu dân cư mới, nhưng đất ở rộng rãi, mát mẻ, anh chị Chánh vừa hoàn thành 2 gian nhà xây kiên cố, giữa khu vườn cây ăn trái, có rãnh nước bao quanh. Anh chị em ATN hiện diện đã đầy đủ, chào mừng cha Giám đốc. Chúng tôi hết lời xin lỗi tới trễ vì gia trang “hơi dễ tìm” như ý kiến chung của những anh chị em lần đầu tiên tới đây.

Chúng tôi ngồi vào 3 bàn để trưởng nhóm khai mạc. Sau lời tuyên bố của anh Chánh, nhân mừng lễ thánh Vianney, cha Giám đốc xin anh chị em cho phép Ngài được chia sẻ về thánh linh mục và những kỷ niệm viếng thăm xứ Ars của Ngài. Đúng ý của anh chị em, muốn có vài phút chia sẻ, cầu nguyện thay vì thánh lễ. Thế là trong 15 phút Ngài  hăng say nhắc tới những nhân đức của cha Vianney và những ấn tượng khi Ngài tới viếng xứ Ars, nhìn và đụng chạm vào những kỷ vật của cha Thánh tại đây.

Sau khi BĐH và các nhóm tặng quà chúc mừng nhóm XM, bữa ăn được bày ra ngay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hôm nay các món do chính tay bà xã trưởng nhóm chuẩn bị để đãi anh chị em ATN.

Chị Liên, con gái A.Đức Dược hát giúp vui tặng các bác, để cám ơn gia đình ATN đã tới phúng người cha thân yêu của chị, nguyện sẽ thay Bố tham dự các sinh hoạt của gia đình ATN.

Buổi họp mặt kết thúc lúc 13g30 cùng ngày. Tôi cùng cha giám đốc ra về với bộ mặt đỏ gay vì  mấy lon bia và trong cái nắng gắt giữa trưa mùa hè. Đúng là đi ăn thì vui nhưng lúc ra về thì ui cha…ái ngại vô cùng!!! 

May mắn thay sống sót về tới Thủ Đức !

MỪNG QUAN THẦY NHÓM ATN SÀIGÒN

 

Ngày 2/9/2012, nhân ngày Quốc Khánh, được lời mời của Anh trưởng nhóm SàiGòn, (như thường lệ tổ chức họp mặt giỗ tổ Thánh Hoàng Lương Cảnh), Thủ Đức chúng tôi gồm cha Nguyễn Văn Nam, A.Hưng, A.Sâm, A.Ánh, A.Tuệ (Cha Lễ giờ chót bị bệnh không thể tham gia phái đoàn) lên taxi khởi hành lúc 8g10 đến nhà anh Nguyễn Văn Huyền, xứ Tân Phú lúc 9g đã thấy anh chị em các nhóm quy tụ khá đông.

 

Anh Huyền tuyên bố khai mạc, tất cả hướng về bàn thờ cầu xin ơn Thánh Linh, rồi ngồi nghe Anh Nội đọc tiểu sử Thánh Hoàng Lương Cảnh, nghe Anh Tân chia sẻ việc trở lại của Hoàng đế Bảo Đại, cha Nam chia sẻ về những gương sáng và bài học của Thánh Cảnh để lại cho chúng ta. Sau đó một số anh em trong các nhóm  phát biểu những suy tư cá nhân về tinh thần của Hoàng Lương Cảnh, vượt qua những đau bệnh thể xác luôn tin cậy vào Chúa..

Nhân dịp này Anh Tân giới thiệu sự hiện diện của chị Nguyễn Đình Thăng, chị dâu Đức cha Tuyến. Lần đầu tiên chị tới sinh hoạt với gia đình Antôninh. Được biết chị và các con rất ấn tượng về gia đình ATN. Khi người chồng, người cha đau bệnh, bị liệt, anh chị em ATN nhiều lần đến thăm, an ủi, làm cho anh Thăng cảm thấy rất phấn khởi vui vẻ chịu bệnh suốt 10 năm trời. Khi anh qua đời, anh em ATN đã nhanh chóng hiện diện phúng điếu và dự thánh lễ an táng. Nhất là anh em đã báo tin cho Đức cha Bắc Ninh Cosma Hoàng Văn Đạt để Ngài tới viếng xác, chủ tế thánh lễ tại gia. Vì thế nay chị muốn ATN tổ chức ngày giỗ của quan Bác Thăng vào tháng 10 sắp tới. Ban Điều hành ghi nhận lời đề nghị và giao cho nhóm SàiGòn liên hệ, sắp xếp và tổ chức. Buổi chia sẻ kết thúc lúc 10g50.

Cuối cùng là 3 thồi ăn linh đình, đầy đặn, ngon miệng gồm 4 món: Súp, xôi gà, lưỡi bò nấu ragu và lẩu cá thác lác, tráng miệng nho nhãn

Ghi chú: Anh Quỳnh Như Phạm Văn Phẩm không tới tham dự được nên gửi bài thơ chúc mừng: (Tôi mới mổ cườm mắt trái ngày 28/8/2012 nên còn kiêng không tham dự mừng lễ kính thánh bổ mạng JOS.Hoàng Lương Cảnh với quý nhóm được. Xin hết lòng thứ lỗi. Nguyện Thánh Quan Thầy thêm sức mạnh cùng noi gương can trường của các ngài. Quỳnh Như)

“Thỏa lòng thờ Chúa ở trên trời
Vui thú trần ai mặc kệ đời
Linh mục TỰ kiên gan giảng đạo
Ông TRÙM CẢNH bền chí rao LỜI
Gông cùm tra tấn thong dong nói
Xiềng xích đọa đày dõng dạc cười
Anh dũng suy tôn cây THÁNH GIÁ
Pháp trường máu đổ hai đầu rơi”
                                    Quỳnh Như   2/9/2012

MỪNG KÍNH MẸ MÂN CÔI

QUAN THẦY ATN PHƯỚC LÝ

 

Ngày 6/7/2012, nhóm ATN Phước Lý đã tập trung tại nhà anh trưởng nhóm Thân Văn Lạng để mừng lễ quan thầy nhóm: Mẹ Maria Mân Côi. Đúng 10g anh chị em hiện diện gồm: 21  người

Sau phần tuyên bố lý do và giới thiệu người tham dự, Anh trưởng nhóm mời 6 thân nhân lên thắp nhang trước 6 di ảnh trên bàn thờ của anh em đã qua đời, gồm di ảnh Đa.Nguyễn VănTước, Đa Minh Nguyễn Văn Hưng, Giuse-Maria Nguyễn Văn Hậu, Tôma Nguyễn Hữu Thảo, G.Nguyễn Đức Dược và Đa Minh Nguyễn Văn Thuyết.

Giờ cầu nguyện: lần hạt mùa vui, hát các ca khúc về Đức Mẹ.

Thầy Nghi chia sẻ về Mẹ Mân Côi.

Trưởng nhóm phân lại chuỗi Mân Côi sống 2012

 

Mùa Vui

Mùa thương

Mùa Mừng

Thứ nhất: A.Huần

Thứ nhất: T.Nghi

Thứ nhất:   A.Hộ

Thứ Hai:  A.Hanh

Thứ Hai:   Bà Hưng

Thứ Hai:    A.Phóng

Thứ Ba:   A.Tân

Thứ Ba:     Bà Tước

Thứ Ba:     Chị Liên

Thứ Tư:   Bà Sự

Thứ Tư:    A.Huyền

Thứ Tư:     A.Hưng

Thứ Năm: A.Lạng

Thứ Năm: A.Nguyên

Thứ Năm:  A.Ngọc

 

Sau đó trưởng nhóm báo cáo và thảo luận về tình hình nhóm; quỹ, bầu lại nhóm trưởng. Sau khi thảo luận và trao đổi, nhóm nhận thấy không ai có khả năng và nhiệt tình cáng đáng nổi công việc của nhóm ngoài anh Lạng. Tất cả nhất trí yêu cầu anh tiếp tục để sinh hoạt nhóm liên tục, các thành viên nên tiếp sức cho trưởng nhóm bằng hăng hái đóng góp và tham dự khi trưởng nhóm triệu tập

Buổi họp mặt kết thúc bằng bữa ăn nhiều món lúc 11g30 gồm Tiết canh, thịt cầy, thịt bò, gà hấp+xôi và món lẩu. Tráng miệng: Nho

 

 

 

 

TÂM TÌNH CHIA SẺ HIỆP THÔNG

(Thầy Nguyễn Bá Nghi, ATN Phước Lý)

 

Thưa anh chị em

 

Một lần nữa, tôi được vinh dự anh trưởng nhóm cho phép thay lời anh chị em đã khuất cũng như còn sống trong nhóm ATN Phước Lý, gửi đến quý vị lời chào bình an của Đức Kitô trong Mẹ Maria, nhân dịp quý vị đến họp mặt mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi, bổn mạng nhóm chúng tôi.

 

Đến đây tôi thấy ngập ngừng để chọn cách xưng hô với quý vị, vì:

-Theo tuổi tác xã hội, xưng là ông bà thì xứng kỳ đức, nhưng có vẻ không thân lắm.

-Theo trường xưa lớp cũ, xưng là Bạn Hữu thì cũng hợp lý, nhưng chỉ diễn tả sự liên hệ.

-Theo gia đình ATN, xin cho tôi được xưng là anh em để thắm đượm tình Chúa và tình người trong khi nói chuyện. Mong thông cảm!

***

Thưa anh chị em,

“Để ghi nhớ ngày họp mặt

Để ‘cài đặt’ trong nghĩ suy

Để phát huy lời cầu nguyện

Để quyến luyến Mẹ Maria”

Chúng ta cùng hướng lòng bước vào tháng 10 năm 2012, tháng kính Đức Mẹ Mân Côi, kỷ niệm 95 năm biến cố Đức Mẹ hiện ra lần cuối cùng tại Fatima 13.10.1917, Mẹ đã xưng mình: Ta là Đức Nữ Mân Côi, Ta đến để cảnh báo các tín hữu hãy cải thiện đời sống và xin cho họ ơn tha thứ tội lỗi, họ phải lần chuỗi Mân Côi. Chớ gì họ lần chuỗi Mân Côi mỗi ngày.

***

Tôi lại xin vay mượn, lượm lặt một số lời hay ý đẹp trong sách vở để trình bày hiệp thông chia sẻ hôm nay.

Vào một buổi sáng mặt trời đang lên, từng dải nắng đầu ngày hắt bật lên táo bạo, lúc đó:

“Con chim nó hót trên cao,

Nếu không có mẹ làm sao có mình?

Con chim nó hót chí tình

Nếu không có Mẹ thì mình làm sao?”

Ở trần gian, nếu thiếu mẹ thì giống như thiếu nửa cuộc đời. Còn Đức Maria, mẹ Ngôi Hai Thiên Chúa và mẹ của mỗi người chúng ta, không thể thiếu vắng, vì Mẹ là Vầng trăng vằng vặc giữa bầu trời, nhận ánh sáng mặt trời, cần thiết cho nhân lọai, nhất là nhà nông, báo hiệu những vụ mùa no ấm và cũng là nguồn gợi cảm hứng cho các tâm hồn thi sĩ. Theo Kinh Thánh, nơi Maria, một tạo vật duy nhất không vương vấn một chút nào của tối tăm, Mẹ mang trọn vẹn hình ảnh của Thiên Chúa. Mẹ là con người thầm lặng, trầm tư, hiền lành và khiêm tốn, có đời sống nội tâm mạnh mẽ, công chính và thánh thiện, luôn kết hợp với Chúa và phục vụ tha nhân.

Hôm nay xin mời anh chị em suy niệm về một vài đức tính đặc biệt của Đức Mẹ:

1-Đức Maria là người CÓ TINH THẦN CẦU NGUYỆN nổi bật nhất:

Theo Phúc âm thì trước mọi biến cố xảy ra, Đức Maria vẫn ân cần ghi nhớ và suy gẫm trong lòng (Lc 2, 19-21). Từ biến cố truyền tin, Mẹ đã có một thái độ sống kết hiệp với Chúa. Trong cuộc thăm viếng bà Isave, Mẹ đã tỏ ra là con người sống lời Chúa thực sự, Mẹ đã đem Chúa đến và tạo hạnh phúc cho gia đình Zacharia (Lc 1, 39-56).

2-Nhân đức rất đặc biệt khác nơi Đức Maria là ĐỨC TIN:

Người đã tin vào lời Chúa, bất chấp mọi yếu tố chống đối bên ngoài. Lời đáp lại của Mẹ với sứ thần khi truyền tin cũng như cách xử sự tại tiệc cưới Cana là những bằng chứng cụ thể.

3-Đức Maria lấy việc THỰC HÀNH Ý CHÚA là lương thực:

Người là nữ tỳ của Thiên Chúa. Một khi đã đồng hóa ý mình với ý Chúa, chúng ta sẽ được sống và hành động với quyền năng của NgườI. Thánh Phaolô viết: “Với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi có thể chịu đựng được hết” (PhL 4,13).

Một lần kia có người bước vào toa xe lửa gặp một bà mặc tang phục đi cùng với ba đứa con và rồi một cuộc đối thoại xảy ra:

-Thưa bà, có lẽ bà đang gặp đau khổ?

-Thưa ông Đúng!. Nhưng tôi không than phiền, Thiên Chúa tốt lành đã ban cho tôi một phương dược làm nhẹ các nỗi đau khổ của tôi. Ông thấy không, đó là tràng hạt của tôi như Mẹ Maria dạy.

Khi đọc và gẫm các sự Vui, tôi cầu cho các con của tôi luôn tốt lành và trở nên giống Chúa Hài Đồng Giêsu.

Tôi đọc các mầu nhiệm Mừng cho chồng và 2 con tôi đã chết.

Còn các mầu nhiệm Thương, tôi đọc cho chính tôi, để mặc dù Thánh giá đè nặng trên vai tôi, tôi có sự can đảm cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay của tôi.

Thật là một gương sáng đẹp tuyệt vời.

Cảm hứng trước huyền nhiệm truyền tin,Thi sĩ Hàn Mặc Tử đã thốt lên:

“Hỡi sứ thần Thiên Chúa Gabriel

Khi người xuống truyền tin cho Thánh Nữ

Người có nghe xôn xao muôn tinh tú

Người có nghe náo động cả muôn trời

Người có nghe thơ mầu nghiệm ra đời

Để ca tụng bằng hoa hương sáng láng

Bằng tràng hạt, bằng sao mai chiếu rạng

Một đêm xuân là rất đỗi anh linh!”

Mẹ Maria chỉ muốn làm nữ tỳ của Chúa. Như trăng nhận ánh sáng mặt trời thì Mẹ cũng để Chúa làm những điều trọng đại cho Mẹ. Chính vì thế Mẹ thành vầng trăng sáng láng, vầng trăng linh thiêng. Chớ gì con biết tìm sự lặng thinh của đêm trăng để thêm lòng Tin Cậy Mến!

Thưa các anh chị,

Đức Mẹ bế Chúa Hài Đồng hiện ra với chị Lucia ngày 12.10.1925 tại tu viện Tuy, Tây Ban Nha, chỉ vào gai nhọn đâm nát chung quanh trái tim, đã phán:

   “Hỡi con! Con hãy xem trái tim Mẹ bị gai nhọn quấn quanh. Đó là những tội bội bạc loài người hằng xúc phạm đến Mẹ. Ít là con phải cố gắng yên ủi Mẹ và loan báo cho mọi người biết rằng: Mẹ hứa sẽ đến cứu giúp trong giờ lâm chung với những ơn cần thiết để được rỗi cho  những ai trong 5 ngày Thứ Bảy đầu tháng liền:

-Xưng tội rước lễ,

-Lần hạt Mân Côi,

-Tiếp xúc thân mật với Mẹ trong vòng 15 phút bằng cách suy niệm mầu nhiệm Mân Côi có ý đền tạ Mẹ”.

Mỗi tháng có 43.200 phút, Đức Mẹ chỉ xin 15 phút để tiếp xúc với Mẹ qua mầu nhiệm Mân Côi, suy niệm rồi quyết tâm thực hành. Chúng ta tính sao?

Tại sao phải 5 Thứ Bảy đầu tháng liên tiếp?

Chị Lucia được Chúa Giêsu tỏ cho biết đêm 29.5.1930: Có 5 thứ tội thường phạm đến Trái Tim Mẹ Maria:

1-Các tội nói phạm đến ơn Vô Nhiễm Nguyên Tội.

2-Các tội phạm đến đức trinh toàn vẹn của Mẹ

3-Tội xúc phạm đến tước phẩm Mẹ Thiên Chúa, đồng thời phủ nhận Đức Mẹ là Mẹ nhân loại.

4-Những người công khai gieo vào lòng trẻ thơ sự thờ ơ khinh mạn và chê ghét Người Mẹ Vô Nhiễm ấy.

5-Những kẻ trực tiếp xúc phạm đến tượng ảnh thánh Mẹ

(GHI CHÚ)

*Trích bài của cha Phanxicô Minh Đăng, báo Trái Tim Đức Mẹ bộ 12, số 1 tháng 8/1971.

*Trích thư chị Lucia trả lời cha linh hướng ngày 12.6.1930 và đăng trên báo L’appel de notre Dame.)

Đến đây các anh chị sẽ cười tôi vì già rồi mà còn vừa ham lại vừa tham. Ham nói nên dài lời, tham kể nên phiền lòng, mất thì giờ, vì là những điều anh chị em đã nghe nhiều, đã biết rồi. Nhưng tôi muốn và phải nói lên những điều đã đọc, đã biết về Mẹ Maria để đáp lại lời kêu khẩn của Mẹ và để ghi dấu ấn kỷ niệm cuối đời.

Chúng ta dù còn đang khỏe mạnh, đang hăng hái làm việc và hưởng mùi đời một cách đầy đủ, nhưng không được quên rằng: Cây đèn cháy trong tay tôi đang càng lúc càng tàn, năm tháng đời tôi đang càng rút ngắn, và nấm mộ chôn tôi càng ngày càng tới gần.

Tôi phải tính toán thế nào với lời Mẹ nhắn nhủ để khỏi hổ thẹn khi tới trước tòa Đấng Tối Cao, nếu tôi phải vào số những người sẽ gửi xác vào lòng đất trong năm nay!?  Bấy giờ như có tiếng nhắc trong tâm hồn tôi:

Mẹ ru con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

Hằng ngày lần chuỗi Mân Côi

Cúi xin Đức Mẹ ban dồi dào ơn

Thành tâm dâng Mẹ xác hồn

Việc làm, đời sống. vui buồn. khổ đau

Vững tin ơn thánh nhiệm mầu

Cậy trông mến Mẹ trước sau thỏa lòng.

Trước khi dứt lời, xin chúc anh chị em

Bình an vui khỏe,

Hạnh phúc tràn đầy,

Lần chuỗi Mân Côi,

Tới khi nhắm mắt.

Xin cám ơn.

 

TẮT HƯƠNG CÒN KHÓI

 

(Kim Liên-Nghĩa Hiệp)

 

Sau hai đêm thức tát nước, tôi uể oải nhìn đống sách mà ngao ngán, đây là một trong những việc tôi phải làm sau hai ngày ngập úng do trận bão số 7 vừa qua.

Công việc thật bề bộn, phải cùng,với, qua Mẹ Maria, tôi mới đủ sức thu dọn đống sách cũ. Những cuốn sách này là kỷ vật vô giá đối với tôi. Biết rằng khi nhắm mắt xuôi tay, gia tài của cha tôi để lại cho con cháu chẳng có gì, ngòai những cuốn sách đã gắn bó với cha tôi trong suốt cuộc đời. Tôi kiên nhẫn xếp từng quyển, mỗi lọai một túi. Khi xếp đến những cuốn Nội San của gia đình AnTôNinh, lòng tôi trào dâng niềm ngậm ngùi đau xót, tôi ôm chúng vào ngực, áp vào má để nén những cảm xúc quá đột ngột. nhưng rồi nỗi nhớ thương cha tôi  càng lúc càng nghẹn ngào, khiến tôi không kiềm chế được đành bật khóc hu hu như trẻ thơ.

Tay nâng niu những cuốn báo, tôi miên man nhớ lại: Hôm cha tôi lâm bệnh bặng, sợ rằng khi Ông nằm xuống, lúc dọn dẹp lỡ thất lạc cuốn nào thì tiếc lắm, tôi gom hết những cuốn sách của cha tôi, trong đó có những số báo ATN, về nhà riêng, lòng thầm nghĩ: “Ba mất rồi không có báo để xem nữa”.

Ngày 26/6/2012, các bác, các cô chú trong gia đình ATN đến viếng xác, chia buồn và cầu nguyện trước linh cữu của Ba tôi. Nhân cơ hội đó, tôi xin các bác rằng: “Tắt hương còn khói, xin các bác, các cô chú tiếp tục cho gia đình cháu những Nội san ATN để mẹ con chúng cháu xem với”.

Bác trưởng nhóm Thân Văn Lạng vui vẻ bảo: “Cháu nói thì phải giữ đấy”. Rồi sau đó mấy tuần, Bác đưa cho một phong bì mời gia đình đi tham dự ngày Họp Mặt thường niên 19/7/2012 tại xứ Mỹ Vân. Tôi mừng lắm, mong từng ngày..

6g30 sáng hôm đó, xe các Bác đã chờ ở tiệm thuốc đón hai chị em chúng tôi. Ngồi trên xe, tôi vừa ngại ngùng, vừa lo lắng: không biết đến đấy rồi thế nào, chẳng quen biết ai, v.v…!

Nhưng vừa xuống xe, một số các Bác đến trước đã chờ sẵn ở cửa xe, tay bắt mặt mừng cứ như người trong gia đình lâu ngày không gặp mặt. Bác Lạng giới thiệu chị em chúng tôi cho mọi người. Sự quan tâm, săn đón tận tình của các Bác, các cô chú đã xóa đi những băn khoăn lo lắng trong tôi. Lúc này đây, tôi mới thực sự khám phá ra: Chúa lấy đi người cha thân yêu của chúng tôi, nhưng Ngài chẳng nỡ để chúng tôi mồ côi, lại gửi đến nhiều người cha thân yêu khác cho chị em chúng tôi. Mỗi lần gặp các Bác, tôi lại thấy hình ảnh của cha tôi, để thương, để khóc và để cầu nguyện cho người thân vừa quá cố nhiều hơn.

Cái tên AN-TÔ-NINH tôi đã nghe Ba nhắc nhiều lần nhưng chẳng mấy quan tâm, vẫn tưởng  gia đình Antôninh là những người tu xuất như Ba tôi. Cho đến ngày Họp Mặt, tôi mới biết có cả những anh em được Chúa chọn làm linh mục, có cha xứ Bắc Minh, cha xứ Mỹ Vân, cha xứ Thái Lạc, các cha đang nghỉ hưu… Tôi cảm phục khi nhìn thấy mọi người bắt tay nhau hỏi han cách rất thân mật, vui vẻ, pha trò dí dỏm với nhau không phân biệt Tu-Ra hay linh mục, tất cả như anh em một nhà. Tôi càng cảm phục và thấy mình hạnh phúc vì được kế thừa người cha. Tôi hối tiếc vì truớc kia khi Ba còn sống, đã hờ hững với tổ chức thân yêu này. Nếu bố con cùng nhau chia sẻ thì Bố sẽ vui biết mấy! Sự việc đã rồi biết làm sao lấy lại được!!! Tôi lấy đó làm bài học cho chuỗi ngày còn lại. Tự nhủ sẽ cố gắng, hy sinh thời gian đi tham dự nhiều hơn với gia đình AnTôNinh để sau này khỏi ân hận, hối tiếc.

Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, thánh cả Giuse, xin Thiên Chúa chúc lành cho mọi người trong gia đình ATN được hiệp nhất yêu thương nhau mãi mãi.

Xin Thiên Chúa giúp con từ nay sống xứng đáng là thế hệ kế thừa để dù nhang đã tắt nhưng khói vẫn còn bốc lên tỏa hương thơm chung quanh. Như thế chắc chắn cha tôi nhắm mắt sẽ rất mãn nguyện.

(Tháng Mân Côi 2012)

 

 

 

 

 

CHÚC MỪNG NHÓM ATN HỐNAI

Ngày Thứ Tư 19.12.2012, nhóm HốNai tổ chức họp mặt mừng bổn mạng nhóm: thánh Úy, tại nhà anh Phù Yên Độ, xứ Thanh Bình, Trảng Bom.

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vì hôm nay cha xứ Lộc Hòa Nguyễn Văn Tăng khánh thành nhà mục vụ nên một số các cha và anh em BN không thể hiện diện cùng nhóm.

Trong bữa ăn có sự chia sẻ của nhóm trưởng và những lời chúc mừng của các nhóm, đọc bài thơ của Quỳnh Như. Anh Độ cho biết dự kiến hôm nay sẽ có 2 xe lăn thay cho xe lăn của Cố Tuynh, nhưng giờ phút chót anh Nha và anh Kiểm không thể có mặt được.

Sau bữa ăn một số gồm: A.Hưng, A.Lạng, A.Ngự, A.Phóng+tài xế, cha X.Triết, Lai, Hoàng, Tri đi thăm Anh Nha và A. Hợi, chúc Noel mạnh khỏe, bình an.

 

 

 

 

 

Tuệ Nhật Tự Chiếu

 

(Quỳnh Như)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Con Chúa Giáng Sinh nơi cánh đồng
Cô liêu tuyết phủ giữa đêm đông
Hào quang sáng chói xua u tối
Máng cỏ đìu hiu tỏa ánh hồng
Lũ trẻ ngạc nhiên quỳ gối ngắm
Đàn bò ngơ ngác ngẩng đầu trông
Rưng rưng giọt lệ Mẹ suy niệm
Vua Vũ Trụ tâm địa nhược không

 

 

 

 

Ý NGHĨA SỰ ĐAU KHỔ

 

(Mừng Bổn Mạng ATN Sài Gòn 2/9)

 

“Hãy cố gắng đi qua khung cửa hẹp mà vào và hãy chọn đi trên con đường nhỏ hẹp, gập ghềnh, vì con đường này dẫn tới sự sống. Chỉ có ít người tìm biết và đi trên đường này.” (Mt. 7,13)

Theo thông lệ tốt đẹp từ nhiều năm nay, trong buổisinh hoạt nhân ngày họp mặt mừng kính Thánh Bổn Mạng, anh chị em luôn dành thời gian để học hỏi, suy niệm Lời Chúa qua việc học tập gương sáng của Thánh Bổn Mạng để giúp cho đời sốngthiêng liêng của anh chị em được thăng tiến và buổi họp mặt thêm phần ý nghĩa và bổ ích.

Trong tinh thần ấy, con xin phép được chia sẻ với Quý Cha và anh chị em một vài suy tư, cảm nhận từ nội dung trích đoạn Tin Mừng Thánh Mát Thêu mà quý vị vừa nghe.

Quy chiếu vào đời sống của Thánh Nhân, chúng ta thấy Thánh Giuse Hoàng Lương Cảnh đã triệt để sống theo tinh thần đoạn Tin Mừng trên đây. Ngài đã chọn khung cửa hẹp nhất để đi vào và chấp nhận đi trên con đường nhỏ hẹp, chông gai nhất là hysinh mạng sống mình vì lòng mến Chúa và tin vào Đức Kitô PhụcSinh. Nhờ vậy, Ngài đã đạt được mục đích tối thượng là “Sự Sống Đời Đời”, nhờ được ơn phúc Tử Đạo và có Chúa làm gia nghiệp.

Phần chúng ta được vinh dự là hậu duệ của Ngài, chúng ta hãy nỗ lực học tập, noi theo gương sáng của Ngài và các bậc tiền bối là điều cần thiết và khôn ngoan. Tuy nhiên không phải ai cũng được ơn phúc vác Thập Giá của Đức Kitô qua việc “đổ máu” để làm chứng tá cho tình yêu Thiên Chúa như các Thánh Tử Đạo, mà là những hình thức Thập Giá khác Chúa dành cho mỗi người chúng ta để vác hàng ngày trong cuộc sống. Đó là những đau khổ, bất hạnh, lo âu, sỉ nhục, khinh khi… mà chúng ta phải nỗ lực hết sức mình mà “vác” đi theo Chúa như lời Chúa dạy: “Ai muốn theo Ta, hãy vác Thập Giá mình mà đi theo Ta.”

Ngạn ngữ Đông Tây cũng có một câu nói: Nói dễ - Làm khó, It’s easier said than done. Câu ngạn ngữ này mách bảo chúng ta: Việc vác Thập Giá mà đi theo Chúa không hề dễ dàng, đơn giản mà phải thật sự nỗ lực hết mình và nhất là phải kết hợp với tâm tình cầu xin Chúa trợ giúp… thì mới thành công tốt đẹp được. Bởi lẽ “Đau khổ, bất hạnh…” là điều thông thường không ai muốn, không ai thích, dù là đau khổ thể xác hay tinh thần. Bởi vậy ai cũng muốn tránh né khi có thể. Thậm chí Chúa Giêsu trong cơn đau khổ cực độ trong vườn Cây Dầu cũng đã thốt lên cùng Chúa Cha: “Lạy Cha, nếu được xin cho Con khỏi uống chén này, nhưng đừng theo ý Con, mà theo ý Cha.”

Xem vậy, ta thấy chấp nhận “đau khổ”, vác Thập Giá đau khổ không hề dễ dàng chút nào. Đau khổ khiến chúng ta bất an trong tâm hồn, nhức nhối nơi thân xác. Nhất là khi đau khổ đạt tới cực điểm có thể khiến con người suy sụp, ngã quỵ, mất phương hướng… trong cuộc sống, nếu chúng ta không khôn ngoan, thức tỉnh bám víu vào một lý tưởng cao đẹp để nỗ lực chịu đựng, chấp nhận sự hành hạ tàn khốc nhất thời của đau khổ để cuối cùng thắng lướt được nó, hầu đạt được những kết quả tích cực, tốt đẹp một cách vinh quang như các Thánh Tử Đạo đã chứng minh.

Bài học vô giá này đã được chính Đức Kitô thực hiện một cách trọn vẹn, hoàn hảo tuyệt vời nhằm mục đích để các Kitô Hữu chúng ta là những người con thân yêu của Ngài thấy được mà khôn ngoan học tập và ứng dụng trong cuộc sống, coi đó là kim chỉ nam, là bửu bối để thành công trong cuộc đấu tranh chống lại đau khổ, là hiện thân của sự ác, hầu đạt thắng lợi cuối cùng trong ngày sau hết của cuộc đời tạm gửi này, mà vào dự bàn tiệc Thánh cùng với Tổ Phụ Abraham trong nhà Chúa cùng với các Thánh của Thiên Chúa thì tốt đẹp biết dường nào! Đó là điều vô cùng tốt đẹp mà Chúa hằng mong ước mỗi chúng ta phải nỗ lực hết sức mình mà đạt cho bằng được trong ngày hồng phúc ấy. Chính vì thế mà Ngài đã đích thân dạy bảo chúng ta: “Phải cố gắng mà vào qua khung cửa hẹp và tìm chọn con đường nhỏ hẹp, gập ghềnh mà đi, vì con đường này mới dẫn tới sự sống….”

Để minh họa cho những vấn đề chúng ta vừa trình bày trên đây là những hiện thực trong cuộc sống mà chúng ta không thể phủ nhận, chứ không phải là những lời thuyết giáo mơ hồ, lý thuyết suông, nếu mỗi chúng ta bình tâm suy nghĩ về những biến cố đã xảy ra trong cuộc sống chúng ta. Làm sao chúng ta đã có thể thành công trong học tập, đã có được địa vị tốt đẹp trong xã hội ngày hôm nay, nếu chúng ta đã không nỗ lực học tập chăm chỉ ngày đêm bao năm tháng, chấp nhận hysinh những thời gian vui chơi, du hí thời trai trẻ thanh xuân để giùi mài kinh sử trong phòng học, trong thư viện…? Cuộc sống êm đềm, hạnh phúc trong gia đình chúng ta có ngày hôm nay, chính là kết quả của một nỗ lực không mệt mỏi chịu đựng khó khăn, vất vả, bất bình trong cuộc sống, trải qua bao tháng ngày chứ không phải từ trên trời rơi xuống một cách ngẫu nhiên.

Để việc minh họa thêm phần cụ thể vàsinh động, chúng ta hãy suy gẫm về câu chuyện của Cựu Hoàng Bảo Đại, vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn đã được hồng phúc trở lại đạo Công Giáo vào ngày 17/04/1988 tại nhà thờ Thánh Saint Pierre de Chaillot, Paris với tên Thánh là Jean Robert chỉ 2 tháng trước ngày 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam trong thời cấm đạo của các vị tiên vương nhà Nguyễn được phong hiển Thánh (trong số 117 vị có 111 vị Tử Đạo dưới triều Nguyễn).

Sau khi được ơn trở thành Kitô Hữu, cựu Hoàng sống rất ngoan đạo, ông thường tới nhà thờ cầu nguyện và rất sùng kính Đức Mẹ Maria. Ông thường xuyên hát bài Magnificat (ngợi khen) trong lúc cầu nguyện.

  • Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả. Danh Ngài thật chí Thánh, chí Tôn, đời nọ tới đời kia.
  • Chúa hằng xót thương những ai kính sợ Ngài.
  • Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
  • Chúa hạ bệ những ai quyền thế, Ngài nâng cao mọi kẻ khiêm nhường. (Lc.1, 49 - 53)
  • Năm 1995, cựu Hoàng Bảo Đại với tư cách là vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn và đồng thời là người Công Giáo, đã đệ đơn xin yết kiến Đức Thánh Cha GioanPhaolo II, để chính thức nói lên lời xin lỗi Chúa và Giáo Hội.

Trong lá thư đề ngày 31/03/1995 gởi Đức Giáo Hoàng GioanPhaolo II để xin yết kiến, cựu Hoàng đã viết: “Đây sẽ là niềm hạnh phúc cho chúng tôi được quỳ bên cạnh Đấng kế vị Thánh Phêrô để cầu nguyện cho Việt Nam và Giáo Hội đang chịu đau khổ ở đó và qua sự kiện chúng tôi đã được lãnh nhận phép Thánh Tẩy đem lại cho đồng bào chúng tôi niềm xác tín vào tình thương vô biên của Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô, Đấng an ủi những người đau khổ.

Ngày 24/06/1995, ông và phu nhân đã được Đức GioanPhaolo II tiếp kiến riêng tại Vatican.

Trong những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, cựu Hoàng đã sống một cuộc sống an bình của một Kitô hữu ngoan đạo.

Cuối tháng 6/1997 ông bị bệnh nặng và đã ra đi về với Chúa trong an bình tại Quân Y Viện Val de Grace ở Paris ngày 31/07/1997, hưởng thọ 84 tuổi. Thánh lễ an táng được cử hành trang trọng tại Thánh Đường Saint Pierre de Chaillot với sự chủ tọa của Linh Mục Guyard, đại diện Đức Hồng Y Giám Mục Paris. Một lần nữa, bài kinh Magnificat được ngân vang trong Thánh Đường theo ý nguyện của người quá cố. Trong tang lễ, Tổng Thống Pháp Jacques Chirac đã cử đại diện tham dự và điện phân ưu. Về phía Giáo Hội, Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Tòa Thánh Angelo Sordano, đại diện Đức Giáo Hoàng GioanPhaolo II gởi điện phân ưu của Tòa Thánh đến vương phi Monique với lời lẽ như sau:

- Rất đau buồn khi nghe tin Ngài Hoàng Đế Bảo Đại đã từ trần. Trong cảnh đau buồn này, Đức Thánh Cha ủy thác cho tôi gởi tới bà lời phân ưu và niềm cảm thông sâu xa. Đức Thánh Cha xin phó thác Hoàng Đế quá cố trong tình thương của Chúa Kitô PhụcSinh. Chính nơi Ngài Hoàng Đế đã đặt niềm tin của mình. Đức Thánh Cha đã cầu xin Thiên Chúa sớm đưa Hoàng Đế vào cõi bình an và đầy ánh sáng. Để bày tỏ tình hiệp thông với bà cũng như tất cả những ai đang đau buồn trong tang lễ này, Đức Thánh Cha xin gửi tới bà và tất cả thân tộc phép lành đặc biệt của Tòa Thánh….

Câu chuyện cựu Hoàng Bảo Đại đã được ơn trở lại đạo Công Giáo và là người con ngoan đạo của Chúa đã kết thúc tuyệt đẹp, y hệt đoạn kết có hậu của một tác phẩm điện ảnh vĩ đại mà mọi khán giả ngưỡng mộ mong muốn phải diễn ra.

Qua sự kiện này, chúng ta khó có thể phủ nhận rằng: Nếu lịch sử đã không diễn ra như chúng ta đã chứng kiến – cuộc đời vương giả của cựu Hoàng đã bị bánh xe lịch sử đưa đẩy vào con đường gập ghềnh đầy sóng gió, bão táp, lên thác xuống ghềnh bao phen, và cuối cùng bị hất phăng khỏi ngai vàng, quyền lực, danh vọng…. Cuối cùng ông chỉ còn là một con người vô danh, sống thanh đạm trong căn hộ chung cư nằm trên đường Fresnel quận 16 Paris – thì đoạn kết tuyệt đẹp của tác phẩm điện ảnh trên đây đã không diễn ra để thỏa lòng khán giả mộ điệu!

Chúng ta cũng nên biết thêm rằng: Tòa chung cư mà vị cựu Hoàng đã trú ngụ những ngày tháng cuối cùng nằm cạnh khu đồi Công Viên Trocadero, gần đó là ngôi Thánh Đường Saint Pierro de Chaillot. Nhờ vậy mà vào những buổi chiều đẹp trời, ông thường tới lui dạo chơi trong khuôn viên Thánh Đường cho tâm hồn thanh thản. Chính tại nơi đây, Linh Mục Argomathe, Chánh Xứ Chaillot, một nhà trí thức lớn rất thông thạo lịch sử, văn học, đã phát hiện ra cựu Hoàng và cảm thông sâu sắc hoàn cảnh của ông, tìm cách để kết thân thành đôi bạn tâm giao. Từ đó,hai người thường gặp gỡ nhau để trao đổi các vấn đề xã hội, văn học, triết học, lịch sử và cuối cùng họ đã đi sâu vào lãnh vực tư tưởng, tâm linh, tôn giáo và đặc biệt tư tưởng Kitô Giáo…. Nhờ vậy cựu Hoàng tìm gặp được niềm tin Tôn Giáo có ý nghĩa cùng với niềm vui và lẽ sống cho cuộc đời. Từ đó, ông đã nhất quyết gia nhập đạo Công Giáo bất chấp ý kiến không đồng thuận của nhiều người. Cuối cùng, ngày 17/04/1988 ông đã lãnh Bí Tích Thánh Tẩy tại nhà thờ Saint Pierro de Chaillot với tên Thánh Jean Robert.

Để kết luận chúng ta có thể nói rằng: “Đau khổ là điều thông thường không ai muốn, nhưng cũng không tránh né được. Đau khổ xuất hiện trong cuộc sống mỗi người như một tố chất tất yếu. Trong cõi nhân sinh, không ai là không đau khổ, cách này hoặc cách khác, lúc này hoặc lúc khác. Mức độ khác nhau, tính chất cũng không giống nhau. Phật Giáo coi đời là bể khổ, còn Công Giáo khẳng định cuộc sống là thung lũng đầy nước mắt…. Tóm lại, đau khổ bám chặt vào cuộc sống mỗi người gần như là bản chất vậy. Chính vì vậy mà đau khổ cũng có giá trị tích cực của nó trong cõi nhânsinh, nếu chúng ta biết tận dụng nó như một phương thế giúp chúng ta rèn luyện nhân cách để chúng ta trở nên cứng rắn, bản lãnh, đủ khả năng làm chủ cuộc sống của mình, thể hiện đúng vai trò mà khi tạo dựng nhân loại Thiên Chúa đã trao bao cho chúng ta: “Ngươi hãy làm chủ mọi loài thụ tạo trên mặt đất.” (Sáng Thế Ký)

Lạy Thánh Bổn Mạng Giuse Hoàng Lương Cảnh, xin Ngài cầu bầu cùng Chúa ban cho chúng con là những con người hèn hạ, yếu đuối được ơn sức mạnh và khôn ngoan, biết luôn luôn noi gương sáng các Ngài mà sống hết mình vì Chúa và yêu thương mọi người như lời Chúa dạy: “Hãy mến Chúa hết lòng và yêu tha nhân như chính bản thân.”

Tân Phú ngày 13 tháng 08 năm 2012

 

 

 

CHÀO MỪNG “NĂM ĐỨC TIN”

(Giuse Nguyễn Văn Ánh)

 

Đang hành trình về quê trời, Kitô hữu chúng ta phải tìm kiếm và yêu thích những sự trên trời. Tuân giữ điều này, chẳng những không mất mát gì, mà còn tô đẹp thêm bổn phận cùng với mọi người chung quanh kiến tạo một thế giới linh thiêng hơn, nhân đạo hơn. Lòng yêu thương phát xuất từ Thiên Chúa thúc đẩy chúng ta làm việc thiện cho đồng loại, như hạt nắng vô tư làm ấm mọi tạo vật, soi dẫn con người đến với tình yêu Chúa Kitô, được Chúa Thánh Thần vun trồng trong chúng ta.

      Chúa đặt điều kiện quá dễ dàng: “Nếu anh em có đức tin bằng hạt cải thì có thể khiến núi đồi xê dịch từ chỗ này đến chỗ khác”

Tại sao thế? –Vì không phải ta làm mà chính Chúa làm.

Công cuộc cứu rỗi nhân loại không phải sự việc tự nhiên mà là mầu nhiệm:

-Ngôi Lời nhập thể: Sau khi chịu phép rửa tại sông Gio-đan, có tiếng Chúa Cha phán: “Này là con chí ái của Ta, kẻ ta đã tuyển chọn, các ngươi hãy nghe lời Người”.

-Chúa Kitô chịu chết, bị giương cao như con rắn “…Con người cũng phải bị giương cao lên như vậy, ngõ hầu kẻ nào tin vào Người thì được sống đời đời”. Chúa Giêsu đã cứu chuộc chúng ta bằng chính cái chết của Người.

Đức tin Kitô dạy ta:

Vũ trụ được tạo dựng, an bài bời Thiên Chúa “Nhờ Người mà muôn vật được tạo thành”. Không phải tự nhiên mà các thiên thể xoay vần nhịp nhàng, nhưng phải có bàn tay quyền năng của Tạo Hóa.

Đưc tin Kitô dạy ta: 

Chúa Kitô là Đường, ta chỉ theo bước chân Người.

Người là sự thật, ta chỉ tin theo lời dạy của Người.

Vì Người được dự phần vào ánh sáng trí tuệ Thiên Chúa nên bước theo Người, làm theo lời Người dạy sẽ không bị lầm lạc.

Ngày nay, nhờ chuyên cần trau giồi các tài năng của mình, con người đã thực sự tiến bộ về khoa học thực nghiệm, về kỹ thuật, về nghệ thuật để đạt những thành tựu phi thường, nhất là trong việc khám phá và chê ngự thê giới vật chất. Tuy nhiên, con người vẫn không ngừng muốn tìm kiếm và khám phá những chân lý sâu xa hơn, vì trí khôn con người không phải bị giới hạn trong thế giới hiện tượng, nhưng còn có thể thấu triệt thực tại siêu hình một cách chắc chắn. Các nhà bác học, các thiên tài đã đóng góp cho văn minh thế giới, có một sự khôn ngonn siêu việt.

*Đức tin là một ân sủng.

Khi thánh Phêrô tuyên xưng “Thầy là Đức Kitô con Thiên Chúa hằng sống”, Chúa bảo ông: ‘Không phải huyết nhục mặc khải cho ông điều ấy nhưng là Chúa Cha, cha của ngươi ngự trên trời’. Đức tin là một hồng ân Thiên Chúa ban cho chúng ta. Để có được đức tin này cần có ân sủng của Thiên Chúa, với sự trợ giúp bên trong của Chúa Thánh Thần, đánh động, qui hướng con tim về cùng Thiên Chúa. Chính ân sủng Thiên Chúa mở mắt lý trí cho chúng ta.

*Đức tin là một hành vi nhân linh:

Tuy chỉ có thể tin nhờ ân sủng và những trợ giúp nội tâm của Chúa Thánh Thần nhưng tin vẫn là hành vi nhân linh. Tin vào Thiên Chúa gắn bó với những chân lý do Ngài mặc khải, không đi ngược với những phẩm giá và ý chí của những người cộng tác với ân sủng của Thiên Chúa. Vì thế, tin là một hành vi của lý trí chấp nhận chân lý của Thiên Chúa, nhờ ân sủng tác động.

Đức tin vào Thiên Chúa, vào Chúa Kitô dẫn tới lòng mến. Mến Chúa thì phải yêu người, càng phải có ý thức mạnh mẽ về Đức Ái chân thành với tha nhân. Đức tin sống động đã làm phát sinh tổ chức nhân đạo, mục đích xoa dịu những đau khổ về thể các cũng như tinh thần cho đồng loại. Tổ chức này cũng giáo dục tuổi trẻ cải thiện nhũng cảnh ngộ xã hội để cuộc sống nhân đạo hơn, trọn vẹn hơn.

Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu! Chúng con cảm tạ Chúa vì đã dạy chúng con yêu thương nhau để chúng con hiệp nhất tình yêu Chúa với yêu tha nhân. Xin Chúa Thánh Thần đẩy lui mọi ích kỷ, chia rẽ, xin cho chúng con biết yêu thương nhau. Xin cho chúng con biết tin vào Chúa, hy sinh phục vụ nhau như lời Chúa dạy. Amen.

 

 

HƯỚNG VỀ KỶ NIỆM 130 NĂM THÀNH LẬP

LƯỢC S GIAÙO PHAÄN BAÉC NINH

( Theo DẤU ẤN 350 GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM )

 

GP BAÉC ÑAØNG NGOAØI (BAÉC NINH) DO ÑTC LEÂOÂ XIII KYÙ TOÂNG SAÉC THIEÁT LAÄP NGAØY 29-5-1833 DIEÄN TÍCH 24.600KM2 BAÉC GIAÙP GP LAÏNG SÔN, NAM LAØ GP HAØ NOÄI, PHÍA ÑOÂNG LAØ GP HAÛI PHOØNG VAØ TAÂY GIAÙP GP HÖNG HOÙA, GP ÑOÅI THAØNH BAÉC NINH NAÊM 1924.

 

THÔØI PHOÂI THAI:

Ngöôïc doøng lòch söû khoaûng naêm 1659, söû saùch ghi nhaän, GP Ñaøng Ngoaøi thuôû aáy ñaõ bao goàm nhöõng phaàn ñaát cuûa GP Baéc Ninh laø Keû Roi, Keû Neâ vaø Keû Moát (laàn löôït laø GX Xuaân Hoøa, Töû Neâ vaø Ñöùc Trai hieän nay). Ñeán naêm 1673, Cha Giacoâbeâ Chieåu, moät trong 7 LM cuûa Ñaøng Ngoaøi do ÑC Lambert de la Motte phong chöùc naêm 1669 vaø ñöôïc cöû ñeán Keû Coác phuïc vuï giaùo daân hai tænh (Baéc Ninh) vaø Ñoâng (Haûi Döông). Naêm 1679, khi ÑTC Innoâcentoâ XI chia GP Ñaøng Ngoaøi laøm hai GP, Ñoâng vaø Taây, thôøi aáy treân phaàn ñaát GP Baéc Ninh hieän nay ñaõ coù 32 nhaø thôø.

Naêm 1848, GP Ñoâng Ñaøng Ngoaøi ñöôïc taùch thaønh GP Trung vaø Ñoâng. Trong thôøi gian naøy, Giaùo Hoäi Vieät Nam gaëp bieát bao gian nan thöû thaùch. Caùc cuoäc baùch haïi lieân tieáp dieãn ra ñe doïa söï soáng coøn cuûa Coäng Ñoaøn non treû naøy. Ngaøy 9-5-1862, khoaûng moät thaùng sau cuoäc töû ñaïo cuûa 100 vò ñaàu muïc Baéc Ninh, Trieàu ñình Hueá kyù Hoøa Öôùc Nhaâm Tuaát vôùi Phaùp trong ñoù coù ñieàu khoaûn “Nöôùc Nam ñeå cho giaùo só Phaùp vaø Taây Ban Nha ñöôïc töï do vaøo giaûng ñaïo vaø ñeå daân chuùng ñöôïc töï do theo ñaïo”. Moät giai ñoaïn môùi môû ra cho caùc nhaø truyeàn giaùo

THỜI TÔNG TÒA :

Ngày 29.5.1883, ĐTC Lêô XIII ký Tông Sắc thiết lập GP Bắc Đảng Ngoài và trao cho ĐC Antoniô Colomer Lễ phụ trách nhằm mục đích mở rộng việc truyền giáo, đem Tin Mừng tới những nơi xa lạ, nhất là vùng cực bắc.

ĐC Antoniô Colomer (1883-1902) là GM tiên khởi của GP Bắc Đàng Ngoài (Bắc Ninh), ngài đã đặt nền móng cho GP Bắc Ninh. GP ban đầu chỉ có 3 LM Dòng Đa Minh Việt Nam, 17 LM triều, 15 đại chủng sinh, 50 thầy giảng, 38 nữ tu Dòng MTG và trên một trăm tập sinh nữ Đa Minh với 2 “Nhà Thiên Thần” (nuôi trẻ mồ côi); và khoảng cách 25 ngàn giáo dân, được quy tụ thành 11 GX và 28 giáo họ, sống tập trung ở Bắc Ninh và vùng lân cận. Vừa nhận GP, ĐC Colomer đã bắt tay vào xây dựng ngay cơ sở nhân sự và vật chất. Ngài chọn địa điểm, mua đất xây dựng Tòa GM và  Nhà Thờ Chính Tòa (năm 1888), đồng thời vừa cũng cố các GX, vừa cổ võ liên kết các GX, ngài khích lệ giáo dân nhiệt tình truyền giáo, đặt biệt ở những vùng xa, nơi dân chúng chưa biết Chúa. Trong đó, GX Lạng Sơn, sẽ thành chiếc nôi của GP Lạng Sơn sau này. Sauk hi xin Tòa Thánh đặt Cha Velasco Khâm làm GM Phó Bắc Ninh năm 1890, ĐC Colomer giao quyền điều hành cho ĐC Phó và đi Rooma dự lễ phong chân phước cho các đơn vị Tử Đạo Việt Nam. Sau đó ngài về quê thăm quê, và qua đời tại Tu Viện Dòng Đa Minh ở Ocana. Đến thời ba GM tiếp theo là thời điểm chiến tranh bùng nổ. ĐC Velasco Khâm (1902-1925) tiếp tục xây dựng nhiều cơ sở cho GP như Chủng Viện Đạo Ngạn năm 1909, và cùng năm. Xây trụ sở Dòng Đa Minh tại Xuân Hòa nhà nghỉ và Nhà Thờ Tam Đảo năm 1914. Ngài tham dự hai Công Đồng Kẻ Sặt năm 1900 và Kẻ Sở năm 1912, thiết lập GX Thái Nguyên, gửi thừa sai lên truyền giáo ở Lạng Sơn và Cao Bằng, để xướng thành lập Phủ Doãn Tông Tòa Lạng Sơn năm 1913. Năm 1914, Thế Chiến thứ I bùng nổ cũng là lức ĐC Velasco lâm bệnh nặng. Dù lớn tuổi và bênh tật, ngài vân liên tục làm việc với sự cộng tác của ĐC Phó Teodoro Gordaliza Phúc (1925-1931) được Tòa Thánh đặt lên năm 1915. ĐC Gordaliza Phúc chỉ chăm sóc GP sáu năm, ngài đã ra đi trước (1931), nhưng đã thiết lập 12 GX mới, trong đó có các GX đầu tiên ở các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Kạn,  và đặc biệt GX Quả Cảm, nơi ngài xây dựng một trại phong (Quản Cảm) với hơn 500 bệnh nhân. Để tiếp nối ĐC Velasco, Toàn Thánh nghĩ với Cha Eugenio Artaraz Chỉnh từng làm Giám Đốc Tiểu Chủng Viện Kẻ Nê, làm Cha Xứ và Quản Hạt Bắc Giang, giáo sư thần học và Giám Đốc Đại Chủng Viện Đạo Ngạn, rổi trở lại làm Cha Xứ Kẻ Nê. Cha vui vẻ, bình dân, niềm nở tiếp đón mọi người.

    Năm 1932, Cha Eugenio Artaraz Chỉnh được tấn phong GM và nhận GP (1932-1947) trong tình thế rối ren, nhưng ĐC luôn cố hiện diện giữa giáo dân và trấn an họ. Tình hình GP năm 1932 đang trên đà tăng triển: 40.265 giáo dân, 66 LM, 99 thầy giảng, 15 đại chủng sỉnh, 35 tiểu chủng sinh, 12 nữ tu Phaolô, 75 nữ tu Đa Minh, 309 nhà thờ, 51 trường tiểu học, 8 cô nhi viện, 1 bệnh viện, 1 trại phong và 31 nhà phát thuốc. Gặp lúc kinh tế thế giới khủng hoảng năm 1929-1932 và Thế Chiến I, ngài đã không xây dựng được them cơ sở mới, nhưng chỉ trong sáu năm đầu, con số giáo dân tăng hơn 14 ngàn, tức là hơn 35%. Ngài khuyên giáo dân truyền giáo bằng đời sống gương mẫu, triệt để cấm cờ bạc, rượu chè, thuốc phiện, kiện cáo. Ngài sống giản dị và khó nghèo, bênh vực giáo dân cũng như lương dân, rộng rãi với người ngheøo. Naêm 1947, ÑC ñi Roma, veà queâ roài qua ñôøi taïi queâ nhaø. Naêm 1946, quaân Phaùp vieãn chinh ñöa ÑC Artaraz Chænh vaø moät soá LM veà Haø Noäi. Löïc löôïng khaùng chieán khi ruùt leân vuøng nuùi cuõng ñöa theo moät soá LM.

        Töø naêm 1947-1950, GP troáng toøa vaø bò chia ñoâi: moät phaàn nhoû quanh trung taâm GP thuoäc vuøng Phaùp vaø phaàn lôùn coøn laïi goàm caùc tænh mieàn nuùi thuoäc vuøng Vieät Minh. Caùc LM ôû vuøng naøo chæ laøm muïc vuï ôû vuøng ñaáy. Nhieàu giaùo daân phaûi di cö vaø khoâng ít ngöôøi cheát vì bom ñaïn.  Cuoäc chieán tranh chaám döùt naêm 1954 ñaõ phaù huûy 86% soá nhaø thôø GP, khieán GP gaëp nhieàu khoù khaên do thieáu GM, thieáu LM, thieáu caû nôi thôø phöôïng. Böôùc vaøo GP giöõa hoaøn caûnh tieâu taøn, ÑC Ña Minh Hoaøng Vaên Ñoaøn (1950-1955) ñaõ coá vöïc daäy GP thôøi haäu chieán. Ngaøi laø GM Vieät Nam ñaàu tieân cuûa GP Baéc Ninh vaø cuõng laø GM Vieät Nam ñaàu tieân cuûa doøng Ña Minh. Ngaøi baét ñaàu ngay nhöõng chuyeán kinh lyù quang vuøng Baéc Ninh, ban pheùp Theâm Söùc vaø cuõng coá tinh thaàn giaùo daân trong côn khoán khoù. Sau ñoù. ÑC xaây döïng Toøa GM môùi, xaây Tröôøng Trung Hoïc Vinh Sôn Lieâm caïnh Toøa GM vaø laäp Nhaø In Chaân Phuùc Caåm, ñaëc bieät Ngaøi göûi nhieàu LM treû ñi du hoïc. Ñuïng bieán coá 1954, GP coøm theâm maát maùt. Trong soá 68 ngaøn giaùo daân coù ñeán 38 ngaøn di cö vaøo Nam cuøng vôùi 47 LM, haàu heát tu só vaø toaøn boä chuûng sinh. GP chæ coøn laïi 30 ngaøn giaùo daân vôùi 14 LM, trong ñoù 12 vò ñaõ cao nieân. Nhieàu GX, giaùo hoï ñaõ thaønh hoang vaéng, moät soá daân ñeán chieám nhaø  cuûa giaùo daân boû laïi vaø ñoâi khi  chieám caû nhaø thôø. Naêm 1955, treân ñöôøng ñi daâng leã ôû Baéc Giang baèng xe ñaïp, ÑC Ña Minh bò teù xe, gaõy chaân, vaø ñöôïc chính quyeàn cho ñi Hoàng Koâng chöõa trò. Saùu thaùng sau, Ngaøi bình phuïc, nhöng khoâng ñöôïc pheùp veà laïi GP.

        Ñaàu naêm 1956, Toøa Thaùnh ñaët ÑC Pheâroâ Khuaát Vaên Taïo, GM GP Haûi Phoøng vaø laøm giaùm quaûn GP Baéc Ninh (1956-1963). Trong tình hình caùc sinh hoaït toân giaùo ñang khoù khaên, vaán ñeà di chuyeån raát haïn cheá. Duø sao tröôùc khi nhaän GP Haûi Phoøng Ngaøi ñaõ saép xeáp thôøi gian ñi kinh lyù vaø ban pheùp Theâm Söùc ôû 16 GX thuoäc GP Baéc Ninh. Cuoái naêm aáy, ÑC trôû laïi Baéc Ninh 5 GX. Ñeán ñaàu naêm 1957, Ngaøi ñöôïc leänh chính quyeàn phaûi quay veà Haûi Phoøng vaø khoâng ñöôïc trôû laïi Baéc Ninh nöõa. Töø naêm 1957 – 1963, moïi coâng vieäc trong GP ñeàu do Cha Ña Minh Ñinh Huy Quaûng xeáp ñaët. Ngaøy 2.9.1957, cha Quaûng cho taùi laäp Tieåu Chuûng Vieän ngay taïo toøa GM, göûi moät soá chuûng sinh ñi hoïc ôû Haø Noäi. Naêm 1960, Tieåu Chuûng Vieän bò ñoùng cöûa, vaø naêm sau Tieåu Chuûng Vieän Baéc Ninh cuõng bò ñoùng cöûa. Ñeán naêm 1962. GP chæ coøn 4LM cao tuoåi ôû Xuaân Hoøa, Töû Neâ, Yeân Myõ, Baéc Giang, 2 LM treû laø Cha Quaûng ôû Baéc Ninh ôû Taân Chieâu Doøng Ña Minh ôû Taân Cöôøng, cuøng 7 thaày giaûng lôùn tuoåi.

     Naêm 1963, ÑC Phaoloâ Giuse Phaïm Ñình Tụng (1963-1994) ñaõ trôû thaønh GM Chính Toøa tieân khôûi cuûa GP Baéc Ninh. Cuøng vôùi coäng söï vieân ñaéc löïc laø Cha Quaûng, Ngaøi ñaõ laøm taát caû nhöõng gì coù theå laøm cho GP. Chuûng vieän bò ñoùng cöûa vaø caùc LM lôùn tuoåi laàn löôït qua ñôøi. Ñaây laø giai ñoaïn GP Baéc Ninh noåi tieáng theá giôùi vì coù “moät LM röôõi”: moät LM ñöôïc hoaït ñoäng coâng khai, moät LM khaùc hoaït ñoäng haïn cheá vì chöa ñöôïc chính quyeàn coâng nhaân. Trong hoaøn caûnh naøy, ÑC Phaoloâ Giuse ñaøo taïo chuûng sinh baèng phöông phaùp haøm thuï: göûi baøi cho chuûng sinh hoïc ôû nhaø, thænh thoaûng thaày troø môùi gaëp maët nhau tröïc tieáp. Thieáu LM, Ngaøi cuõng coá caùc ban haønh giaùo daân naøy raát nhieät thaønh vaø kieân vöõng, khoâng ngaïi gian khoå vaø hy sinh. Chính hoï laø trung gian giöõa Toøa GM vaø caùc xöù hoï. ÑC Phaoloâ Giuse cuõng quy tuï caùc thieáu nöõ tình nguyeän soáng ñoäc thaân ñeå phuïc vuï GP. Caùc coâ laøm baát cöù vieäc gì, töø queùt doïn nhaø thôø ñeán daïy giaùo lyù, töø vieäc taäp haùt ñeán vieäc ñoïc kinh chung haèng ngaøy vôùi daân. Ñaây laø tieàn nhaân cuûa Tu Hoäi Hieäp Nhaát hieän nay. Naêm 1989, Ñc Giuse beänh naëng xin Toøa Thaùnh ñaëc GM Phoù ÑC Giuse Maria Nguyeãn Quang Tuyeán. ÑC Giuse Maria Nguyeãn Quang Tuyeán (1994-2006) laø vò GM ñaàu tieân xuaát thaân töø GP Baên Ninh, vò GM thôøi môû cöûa. Khi ÑC chính Phaoloâ Giuse Phaïm Ñình Tuïng ñöôïc choïn laøm Giaùm Quaûn TGP Haø Noäi naêm 1992, ÑC Giuse Maria ñaûm nhaän moïi vieäc trong GP; vaø keá nhieäm ÑC Phaoloâ Giuse khi Ngaøi ñöôïc boå nhieäm TGM Haø Noäi naêm 1994. Trong boái caûnh ñaát nöôùc môû cöûa, ÑC Giuse Maria coù theå kinh lyù caùc GX tuy coøn nhieàu khoù khaên vôùi ñòa phöông. Ngaøi tìm laïi nhöõng anh chò em tín höõu ñang phieâu baït khaép nôi vì chieán tranh hay vì sinh nhai ñaõ di chuyeån tôùi nhöõng vuøng heûo laùnh, giuùp hoï laõnh nhaän caùc bí tích, giuùp hoï xaây döïng nhaø thôø ñeå coù nôi döï leã, gaëp gôõ, caàu nguyeän haøng ngaøy. Nhôø caùc aân nhaân trong vaø ngoaøi GP giuùp ñôõ, ngaøi xaây döïng Trung Taâm Muïc Vuï trong khuoân vieân Toøa GM, Ñeàn Thaùnh Maãu Töø Phong cuõng nhö moät soá nhaø thôø khaùc. Khi Ñaïi Chuûng Vieän Haø Noäi ñöôïc môû laïi, GP Baéc Ninh göûi chuûng sinh ñeán hoïc. Moät soá LM ñöôïc phong chöùc aâm thaàm tröôùc ñaây nay ñöôïc chính quyeàn coâng nhaän. Lôùp chuûng sinh ñaàu tieân cuûa Baéc Ninh ñaøo taïo taïi Haø Noäi ñöôïc laõnh taùc vuï LM naêm 1998. Töø ñaây, GP ñeàu ñaën theâm nhöõng taân LM vaø chuûng sinh. Tu Hoäi Hieäp Nhaát cuõng ñöôïc chính thöùc thaønh laäp vôùi tö caùch laø moät tuï hoäi ñôøi. Muøa heø naêm 2006, ÑC Tuyeán ñi Hoa Kyø chöõa beänh, vaø qua ñôøi taïi ñoù ngaøy 24-9-2006.

Hai naêm sau ñoù, GP döôùi quyeàn Giaùm Quaûn cuûa Ñöùc TGM Giuse Ngoâ Quang Kieät, TGM Haø Noäi (2006 – 2008), GP coù theâm 10 taân LM. Töø thôøi ñieåm naøy, nhieàu GX coù cha phuï traùch, ñaëc bieät ba ñieåm xa nhaát GP laø Bôï, Baéc Kaïn vaø Baïch Xa.

Ngaøy 4-8-2008, Toøa Thaùnh boå nhieäm Cha Cosma Hoaøng Vaên Ñaït, Doøng Teân (queâ Xuaân Lai, Soùc Sôn, thuoäc GX Noäi Baøi, Baéc Ninh) laøm GM GP. Leã Taán Phong ñöôïc toå chöùc taïi Baéc Ninh ngaøy 7-10-2008 ÑC Cosma caûm nhaän, GP caàn caáp baùch ñaøo taïo nhaân söï ñeå coù khaû naêng ñaùp öùng nhu caàu GP trong nhieàu maët. Vaán ñeà laø duy trì ñaø phaùt trieån cuûa hieän taïi vaø thaét löng buoäc buïng hoâm nay ñeå mai naøy “aên neân, laøm ra”. Tröôùc maét, ÑC ñöông nhieäm ñang tìm moïi nguoàn nhaân löïc vaø vaät löïc, keâu goïi moïi thaønh phaàn Daân Chuùng chung tay, goùp söùc xaây döïng GP vaø döï phoøng cho töông lai Baéc Ninh, Baéc Ninh maõi coøn ñoù, moät GP nhieàu naêng löïc nhieàu taøi nguyeân, ñaëc bieät gia saûn vaên hoùa phong phuù, ña daïng ñang chôø ñöôïc khai môû.

GP Baéc Ninh mai naøy seõ ra sao? Trong quaù khöù, GP ñaõ “tieán böôùc giöõa baùch haïi cuûa theá gian vaø söï an uûi cuûa Thieân Chuùa” nhö Thaùnh Augustinoâ noùi, GP cuõng tin töôûng vaøo tình yeâu vaø quyeàn naêng Thieân Chuùa ñeå tieán böôùc treân queâ höông Quan Hoï, vöøa hoäi nhaäp vôùi xaõ hoäi vöøa phuïc vuï xaõ hoäi, qua ñoù Daân Chuùa ñem men Tin Möøng ñeán laøm cho caû thuùng boät Baéc Ninh daäy men “coâng chính, bình an vaø hoan laïc trong Thaùnh Thaàn” (Rm 14,7)

 

 

 

 

Hình ảnh chuyến đi “về nguồn”

Của bà con đồng hương Ngăm Giáo Miền Nam nhân dịp kỉ niệm 100 năm nhà thờ xứ Ngăm Giáo (từ 7 - 21/10/2012)

Khởi hành ngày 7/10 từ Giáo xứ Tân Bắc (Hố Nai) do Linh Mục đồng hương Nguyễn Văn Hiểu – Chánh Xứ Bắc Minh (Phước Lý) hướng dẫn.

Lộ Trình :

  1.  
 
  Description: G:\Hinh di HaNoi\Hinh di HaNoi\DSC05138.JPG


Ngày 1 : Hố Nai – Kom Tum “ Dâng lễ tại đài Đức Mẹ Măng Đen”

  1.  
 
  Description: G:\Hinh di HaNoi\Hinh di HaNoi\DSC05137.JPG


Sau thánh lễ đoàn tiếp tục hành trình theo đường Hồ Chí Minh về Đà Nẵng và thánh địa LaVang (9/10)

 

  1. Ngày 11/10 : đoàn đến Hà Nội thăm tòa TGM Hà Nội, gặp gỡ đức TGM HàNội.

Description: G:\Hinh di HaNoi\Hinh di HaNoi\DSC05129.JPG

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Ngày 13/10 : bà con tới tòa giám mục Bắc Ninh dự thánh lễ trọng thể kính Đức Mẹ Mân Côi và thánh hiến nhà thờ chánh tòa Bắc Ninh sau thời gian trùng tu tôn tạo.

 

 
  Description: G:\Hinh di HaNoi\Hinh di HaNoi\DSC05358.JPG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Ngày 14/10: đoàn tập trung tại giáo xứ Ngăm Giáo cùng các linh mục trong Nam ngoài Bắc dâng lễ kỉ niệm 100 năm nhà thờ xứ.

 

 

 
  Description: G:\Hinh di HaNoi\Hinh di HaNoi\DSC05331.JPG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
  Description: G:\Hinh di HaNoi\Hinh di HaNoi\DSC05523.JPG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày 15/10 : trước khi trở về miền Nam, đoàn đi SaPa (khu du lịch nổi tiếng miền Bắc) sau đó trở về Ninh Bình.

 

 

 
  Description: G:\Hinh di HaNoi\Hinh di HaNoi\DSC05425.JPG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Đoàn viếng tu viện Châu Sơn gặp gỡ đức TGM Giuse….
  2. Sau một đêm nghỉ tại Nha Trang đoàn tiếp tục di chuyển đến Đà Lạt nghỉ đêm trước ngày trở lại Tân Bắc – Bằng An.

 

Tham dự chuyến đi mọi người cảm nhận được sự nâng đỡ của Chúa, Đức MARIA, Thánh Gioakim… hằng thương xem và nâng đỡ giúp đoàn vượt qua những khó khan trong điều kiện thời tiết không mấy thuận lợi. TẠ ƠN CHÚA

 

 
  Description: G:\Hinh di HaNoi\Hinh di HaNoi\DSC05438.JPG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TẢN MẠN VỀ NĂM ĐỨC TIN

 

 

Xin chia sẻ với gia đình An-tôn-ninh một vài suy nghĩ tản mạn về Năm Đức Tin như sau:

 

1. Mục đích chính yếu mà Đức Thánh Cha Bê-nê-đi-tô XVI nhắm tới khi thiết lập Năm Đức Tin chẳng phải là để mừng kỷ niệm này, kỷ niệm kia của Giáo Hội, mà là để củng cố và tăng cường đức tin của các tín đồ, vì đức tin của nhiều người, nhiều cộng đoàn công giáo đang ở trong tình trạng suy yếu một cách trầm trọng, đáng báo động! Nói thế sẽ có nhiều người ngạc nhiên vì nhà thờ vẫn chật ních ngày chủ nhật, hội đoàn càng ngày càng đông v.v... Nhưng đó lại là sự thật. Bằng chứng của một đức tin sống động và mạnh mẽ được thể hiện một cách chính xác nhất qua công cuộc truyền giáo của những người, những cộng đoàn tín hữu. Nếu giáo xứ, giáo phận nào dành ưu tiên cho công cuộc truyền giáo và mỗi năm đón nhận nhiều “cuộc trở lại” của anh chị em lương dân thì giáo xứ, giáo phận ấy có đức tin sống động và mạnh mẽ. Trái lại nếu giáo xứ, giáo phận nào không dành ưu tiên hay chỉ dành một chút quan tâm cho công cuộc truyền giáo thì không thể nói đức tin của giáo xứ, giáo phận ấy là mạnh mẽ và sống động được! “Xem hoa xem trái thì biết cây.” Giáo xứ, giáo phận là cây. Kết quả truyển giáo là hoa, là trái. Giáo xứ, giáo phận không có hay có ít kết quả truyền giáo thì cây ấy không tốt.

 

2. Trong năm đức tin, giáo dân khắp nơi đều được nghe các linh mục nói đi nói lại là phải củng cố và tăng cường đức tin, phải sống và làm chứng đức tin, phải truyền bá đức tin. Nhưng điều mà giáo dân cần được nghe và học cho biết là làm cách nào để củng cố và tăng cường đức tin, làm cách nào để sống và làm chứng đức tin và làm cách nào để truyền bá đức tin. Phải làm việc này việc kia - ví dụ: phải cầu nguyện, phải truyền giáo, phải sống đạo đức - thì ai cũng biết rồi; nhưng làm cách nào thì  nhiều người chưa biết và cần được chỉ cho biết.

 

3. Hầu như các linh mục đều cho rằng cách tốt nhất giúp người giáo dân củng cố và tăng cường đức tin, sống, làm chứng và truyền bá đức tin là bài giảng của các ngài trong các thánh lễ. Đành rằng bài giảng có tầm quan trọng đặc biệt trong mục vụ nhưng không đủ để thúc đẩy giáo dân và giáo xứ ra đi, đến với anh chị em lương dân sống chung quanh và trong khu vực của giáo xứ. Giáo dân cần được huấn luyện và trang bị nhiều hơn nũa. Giáo dân cần có những lớp học, - nhất là học Thánh Kinh, Giáo Lý- những cuộc hội thảo, những buổi tọa đàm về các phương cách sống và truyền bá đức tin. Giáo dân cũng cần có những tổ chức truyền giáo phù họp. Truyền bá đức tin hay truyền giáo theo nghĩa chặt là làm cho những người chưa biết chưa tin Chúa Giê-su là Chúa Cứu Thế nhận biết và tin thờ Người. Để làm được việc cao trọng ấy người giáo dân có thiện chí không là chưa đủ; họ còn cần kiến thức, phương pháp, kỹ năng, tổ chức và hoạt động truyền giáo nữa.

 

4. Vì thế việc cần làm ngay của mỗi cộng đoàn giáo xứ, giáo phận, của mỗi hội đoàn tông đồ, của mỗi ban mục vụ…. lúc này là xem xét cách sống đạo và truyền đạo của mình, xem còn điều gì thiếu, còn điều gì bất cập, còn điều gì không hiệu quả mà chấn chỉnh, mà bổ sung. Cái kiềng ba chân của đời sống Ki-tô hữu phải là mộ (sùng) đạo, hiểu đạo và truyền (hành) đạo. Giáo dân Việt Nam mới chỉ mạnh về mộ hay sùng đạo, mà còn yếu kém, thậm chí rất yếu kém, về hiểu và hành đạo. Mong các vị lãnh đạo, các kỳ mục, các bậc huynh trưởng của các cộng đoàn lưu tâm đến hiện trạng này.

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

 

*******

ANTÔNINH KỲ ÁN

 

"Sợi tóc trên đầu anh em đã được đếm cả rồi." (Mt. 10,30)

Một buổi sáng mùa hè năm 1972 tại Tòa án Quân Sự Quân Khu 3 Bến Bạch Đằng, Sài Gòn đã diễn ra một phiên tòa rất độc đáo, có một không hai trong lịch sử tư pháp của nước này. Phiên tòa hôm đó được triệu tập để xét xử một sĩ quan QLVNCH dính líu tới cuộc đảo chính nhằm hạ bệ tướng Nguyễn Khánh, môt vị tướng bất tài, nhiều tham vọng đang thao túng chính trường, làm mưa làm gió trên cương vị Thủ Tướng Chính Phủ, thời Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu, khiến dân chúng và giới quân sự bất bình dữ dội...

Sau khi các thủ tục bắt đầu của một phiên tòa kết thúc, vị sĩ quan ủy viên Chính Phủ, đại diện Chính Phủ tiến lên bục cáo trạng, đọc bản cáo trạng do quân cảnh tư pháp thuộc nha quân Pháp gửi tới hội đồng xét xử để nghiên cứu và kết luận - Luận án. Chủ tọa phiên tòa hôm đó là Đại Tá Đức, Chánh Án Tòa Án Quân Sự Quân Khu III và một số sĩ quan phụ thẩm, ủy viên Chính Phủ là Đại Úy Ngọc thuộc nha quân Pháp. Đại Úy Ngọc sau khi đọc bản cáo trạng trước tòa, thông thường là dựa trên những tình tiết ghi trong bản cáo trạng sẽ đại diện Chính Phủ để buộc tội bị cáo và đề nghị Tòa xem xét và kết luận - Kết án. Nhưng hôm nay ông đã không làm như vậy, trái lại ông đóng vai một luật sư biện hộ cho bị cáo là người viết bài này, khiến cả hội đồng xét xử cũng như dân chúng tới dự khán phiên tòa hôm đó đã ngỡ ngàng đến sững sờ, không sao hiểu được!

       Dựa vào vốn kiến thức sâu sắc chuyên ngành và vận dụng khéo léo các vụ án tiến lệ, Đại Úy Ủy Viên Chánh Phủ đã dứt khoát phản bác bản cáo trạng do quân cảnh tư pháp thực hiện. Ông đã dõng dạc trình bày trước tòa:

Thưa Quý Tòa!

Trên cương vị và trách nhiệm của một ủy viên Chính Phủ, tôi xin phép Quý Tòa được nói lên tiếng nói trung thực và trách nhiệm của tôi trong vụ án này: Tôi bác bỏ toàn bộ các cáo buộc mà quân cảnh tư pháp ghi trong bản cáo trạng mà tôi vừa tuyên đọc trước tòa để buộc tội bị cáo là Trung Úy H đây, với các lý do:

- Thứ nhất: Trung Úy H đã không trực tiếp dính líu đến cuộc chính biến một cách tự nguyện, ông là một sĩ quan trực của Ban Tham Mưu đơn vị là Trường Bộ Binh TĐ hôm đó. Ông đã ra lệnh cấm trại toàn bộ đơn vị là thi hành lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu qua một Công Điện thượng khẩn của Bộ Tổng Tham Mưu. Ông phải làm nhiệm vụ của sĩ quan trực tham mưu và không thể làm khác được.

- Thứ hai: Vụ chính biến này, thực chất không phải là vụ đảo chính nhằm lật đổ Chính Phủ, mà chỉ là một vụ "Chỉnh Lý Nội Bộ" theo cách gọi của Hội Đồng Quân Lực, đã họp sau đó ít ngày để giải quyết cuộc xáo trộn chính trị và quân sự. Kết cuộc: Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu vẫn tại chức, tướng Nguyễn Khánh bị truất phế khỏi ghế Thủ Tướng Chính Phủ... và cuối cùng tha bổng tất cả các Tướng, Tá, Sĩ Quan, ... có dính líu tới biến cố quân sự năm đó...

- Căn cứ vào những lý do vừa trình trước toà, tôi xin Quý Tòa tha bổng cho sĩ quan bị cáo hôm nay. Xin cảm ơn Quý Tòa đã cho phép tôi được trình bày quan điểm và nguyện vọng của mình. Nhân đây, tôi cũng xin phép được nói thêm trước Quý Tòa là thời gian xảy ra chính biến tôi đang là một sinh viên sĩ quan khóa 19 Thủ Đức, và sĩ quan bị cáo hôm nay chính là thầy dạy chúng tôi thời điểm đó, nên những gì tôi trình bày trước Tòa là hoàn toàn chính xác và chịu trách nhiệm về sự khẳng định tuyệt đối này.

- Sau khi sĩ quan ủy viên Chính Phủ trình bày quan điểm, Đại Tá Chánh Án thay mặt phiên tòa kết luận: Nếu sĩ quan ủy viên Chính Phủ đã không buộc tội bị cáo vì những lý do chính đáng đã nêu, thì Tòa cũng tuyên bố đồng quan điểm với lập luận của sĩ quan ủy viên Chính Phủ...

- Sau khi Tòa tuyên bố kết thúc phiên tòa, Đại Úy Ngọc vội vã xuống bắt tay chúc mừng tôi và còn tâm tình cáo lỗi vì không biết trước để có thời gian chuẩn bị bài biện hộ tốt hơn nữa. Ông nói chỉ mới sáng nay khi tới tòa mới đọc qua hồ sơ và nhận ra sự việc có liên quan tới tôi và cố gắng hết sức để bài biện hộ đạt kết quả tốt nhất. Ông cũng rất mừng phiên tòa đã diễn tiến tốt đẹp theo mong muôn của mọi người. Sau Đại Úy Ngọc, có rất nhiều người dự khán phiên tòa hôm đó cũng đến chúc mừng tôi và bày tỏ sự ngỡ ngàng trước việc làm của sĩ quan ủy viên Chính Phủ. Một người có trách nhiệm buộc tội các bị cáo, thì lại đứng vào ghế Luật sư biện hộ. Thật không sao hiểu được! "Giỏi chạy hay gốc bự?" Riêng tôi thì biết rõ đây là sự quan phòng của Thiên Chúa lòng lành, Người luôn dõi theo mọi bước chân tôi đi trên đường đời, và luôn tuôn đổ hồng ân Người trên mọi con cái của Người, có điều nhiều khi chúng ta xao lãng và vô tâm mà quên Người hoặc không nhận ra Người thôi, đúng như danh ngôn của nữ nghệ sĩ nổi tiếng của Mỹ,bà Pearl Bailey: "People see God everyday, they just don't recognize him." - "Người ta gặp Thiên Chúa mỗi ngày, chỉ có điều họ không nhận ra Người thôi."

Lạy Thiên Chúa tốt lành, xin Chúa thương giúp chúng con luôn luôn nhận ra Chúa nơi mỗi biến cố trong cuộc sống của mình để vững tin vào Chúa với tâm tình mến yêu, phó thác nơi Chúa, là Thiên Chúa yêu thương của chúng con.

Tân Phú, ngày 11 tháng 07 năm 2012

Lễ kính Thánh Bênêđictô Viện Phụ

P. Thảo Dân

 

LẠI NÓI VỀ TẬN THẾ !

 

Năm cùng tháng tận, đáng lẽ phải nói về HY VỌNG và muôn điều kỳ vọng về năm mới sắp tới nhưng lại nói về TẬN THẾ. Thật là trái ngược! Nếu không muốn nói là lập dị?!

  • Thế giới vừa trải qua những thiên tai địa chấn dồn dập kinh hoàng như chưa từng thấy trong thời đại chúng ta?!
  • Quả đất hình như càng rạn nứt như quả măng cầu chín mùi sắp rụng!
  • Nhiều quốc gia sẽ biến mất hoàn toàn, thời tiết không còn đi theo quy luật tự nhiên, những hiện tượng thiên nhiên kỳ dị đã bắt đầu xuất hiện?!!

Trước bấy nhiêu hiện tượng kinh thiên động địa, toàn thế giơit chấn động lên. Báo chí cũng đem ra bình luân nhiều và đều băn khoăn tư hỏi :

Phải chăng tận thế sắp đến thật?! Lửa đỏ lại bỏ thêm rơm, người ta tạt tung ra những lời tiên tri:

* Đầu tiên là bộ lịch của người MAYA cổ, một dân tộc sống từ Châu Mỹ và được cho là khá phát triển cho đến khi bị diệt vong vào khoảng năm 900. Họ để lại nhiều di sản, trong đó có bộ lịch cổ mà ngày cuối cùng vào đúng ngày 21/12/2012 của niên lịch hiện tại. Theo nhiều người, người MAYA đã tiên đoán đo là ngày kết thúc của nhân loại.

* Thứ đến là NOSTRADAMUS, nhà tiên tri Châu Âu sống vào thế kỷ thứ XVI cũng đã từng tiên đoán năm 2012 thế giới sẽ phải chịu nhiều thảm họa!

* Cuối cùng những người theo thuyết tận thế còn đưa ra tài liệu của nền văn minh LƯỠNG HÀ, tiên đoán là vao tháng 12/2012 một hành tinh có tên là NIBIRU sẽ va chạm với trái đất?!

Trong khi nhiều người còn đang lo lắng về năm đại họa 2012 thì mới đây NASA đưa ra cảnh báo về trận bão từ sẽ làm thay đổi toàn bộ cuộc sống trên trái đất vào năm 2013.

NASA dự đoán một màu đen sẽ bao trùm các ngày 2 đến 25/12/2012 trong một quá trình điều chỉnh vũ trụ!

Chúng ta hãy lắng nghe chuyên gia NASA Mỹ nói về những sự cần thiết để chuẩn bị tinh thần đối diện. Người ta dự đoán: một màu đen bao trùm sẽ xảy trong 2 ngày (ngày 23-24-25/12/2012) trong thời gian này, bình tĩnh là quan trọng nhất, ghì chặt nhau, cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện. Đừng lo lắng.  HÃY CẦU NGUYỆN VỚI CHÚA.

Khi bàn về những lời tiên báo của các nhà tiên tri thế kỷ này, cũng chỉ muốn thức' tỉnh mọi người về những tai biến sắp xảy ra! Sự thực ra sao, chỉ  có đấng tạo hóa mới biết, vì chỉ có Ngài mới hiểu rõ lòng con người nên mới báo sự thực sẽ xảy ra như thế nào! Còn các nhà tiên tri khi loan báo cho nhân loại, các ngài chỉ làm công việc của người thông tin, biến cố nặng nhẹ thế nào còn trong quyền năng của Đấng Tạo Hóa muôn loài, việc chúng ta bàn cũng chỉ là đoán mò mà thôi!

Là tín hữu, chúng ta tin tưởng ở sự quan phòng của Thiên Chúa trong vạn sự. Như vậy mỗi biến cố xảy tới Thiên Chúa đều muốn nói lên một chân lý trong một mệnh lệnh nào đó - Ngài đang kêu gọi chúng ta hãy luôn tỉnh thức dù trong nghịch cảnh nào./.

Mùa vọng 2012

YCA TRẦN THẾ ĐẤY

 

 

 

 

 

 

 

PHÚNG ĐIẾU VÀ THÁNH LỄ AN TÁNG

 

CỐ GIUSE BÙI TUYNH

Đúng lịch trình, lúc 10g30 ngày Thứ Hai 26/11/2012, anh chi em ATN tập trung tại tang gia, giáo xứ Lộc Lâm, HốNai để phúng điếu người anh em.

 

 

Sau khi niệm nhang, anh trưởng tộc phân ưu cùng gia đình:

“Kính thưa tang gia,

Với đức tin Công giáo của chúng ta thì chết không phải là hết, chết là cuộc tái sinh vào cõi hằng sống. Nhưng sự ra đi của cố Bùì Tuynh, người anh em của chúng tôi, dù đã được báo trước và chờ đợi từ lâu, từ trước khi bà cố mất (cách đây ba năm), anh chị em ATN chúng tôi không khỏi bàng hoàng, xúc động. Vì cuộc sống của cố Tuynh rất ấn tượng, để lại những kỷ niệm đẹp, khó quên trong lòng mỗi anh chị em ATN chúng tôi. Dù bệnh tật, sức khỏe yếu, dù chỉ còn một giò, Cố vẫn có mặt với gia đình ATN mọi nơi mọi lúc với tinh thần “Đâu có ATN đấy có cố Bùi Tuynh”, gần nhất là buổi “họp mặt Mùa Hè 2012” tại Mỹ Vân, 19/7/2012.

Hôm nay, trước linh cữu của cố Giuse, tất cả anh chị em khắp nơi đều muốn về hiện diện để từ biệt, cầu nguyện cho Cố và chia buồn với gia đình, với cha Xuân Triết. Nhưng vì lý do chủ quan (sức khỏe tuổi cao) và khách quan (đường xá xa xôi, cách sông, cách biển) một số rất tiếc phải vắng mặt, chỉ biết cầu nguyện, gửi lời chia buồn, gửi quà cho Cố Bùi Tuynh, người bạn thân thuở nào. Hy vọng tinh thần ATN của Cố chắc chắn sẽ sáng mãi cho những người còn sống, cho con cháu của Cố, mong rằng “Tắt nhang còn khói”.

Cha Triết thay mặt gia đình cám ơn gia đình ATN trong nước cũng như quốc ngoại, hứa sẽ giữ mãi mối liên lạc với các bác ATN.

 

 

THÁNH LỄ AN TÁNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày Thứ Ba 27/11/2012, lúc 8g30 thánh lễ an táng đo ĐC Vũ Duy Thống, giáo phận Phan Thiết chủ tế, cùng 21 linh mục đồng tế.

        Thế là kết thúc cuộc đời tại thế của một thành viên ATN, nhưng hình ảnh Cố Tuynh hết mình với bạn bè, sẽ còn sống mãi trong tâm trí mọi thành viên ATN.

Xin Thiên Chúa sớm đưa linh hồn Giuse vào nước hằng sống!.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÚNG ĐIẾU CHA JOAKIM NGUYỄN ĐĂNG CHÍ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sáng Thứ Bảy 1/12/2012, lúc 10g, gia đình ATN tập trung tại nhà hưu các linh mục Bắc Ninh, Thủ Đức, gồm:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đúng 10g15 thánh lễ đồng tế phúng điếu cha Joakim gồm 4 linh mục, kết thúc bằng bài tạ lễ LIBERA ME. Cha Lễ thay măt anh chị em chia buồn cùng cha giám đốc nhà hưu, quý cha quý sơ linh tông vá thân nhân huyết tộc, đồng thời đọc những email chia buồn của quốc ngoại:

- Đinh Đồng Phương, ATN Seattle chia sẻ :

Kính thưa chư huynh đệ muội,  trong gia đình Antôninh thân mến. 

Được tin cha Gioakim  NGUYỄN ĐĂNG CHÍ  được Chúa gọi về, liền sau ông cố Giuse  BÙI TUYNH, chúng tôi rất xúc động. 

Tuy nhiên, tục ngữ của người Việt Nam thường nhắc: “Trẻ làm ma, Già làm hội”.

Thực vậy, cha Chí đã thuộc vào lớp thương thọ rồi, nên các đàn em chúng ta cũng nên lấy làm mừng vì bao công nghiệp và nhân đức của ngài còn ở lại với chúng ta.

Tiếp theo những chia sẻ của anh Nghĩa Nguyễn từ Texas, chúng tôi cũng xin có đôi điều nhắc nhở về  những điều quý báu và thân thiết mà chúng tôi đã nhận được từ cha Gioakim NGUYỄN ĐĂNG CHÍ:

Chúng tôi còn nhớ vào mùa tựu trường năm 1953 ở Đạo ngạn, một lần vào buổi chiều, khi các anh các lớp lớn được đi sang Bắc Ninh để mua các thứ cần dùng, lớp bé nhất chúng tôi chỉ được phép nhờ các anh lớn mua dùm những thứ cần thiết như kem và bàn chải đánh răng, xà phòng tắm và giặt , khăn mặt v.v... Chúng tôi bé con, đứng trong căn phòng nhỏ gần lối ra cổng trường, khi thấy có anh lớp lớn nào đi qua thì xin gửi mua đồ dùm. Đã có mấy anh đi qua, nhưng không ai chịu giúp cho cả. Chỉ có anh Chí tươi cười nhận giúp mà thôi. Chỉ mấy tháng sau, chúng tôi theo lệnh cha Giám đốc phải về Hà nội chữa bệnh.

Khi ở miền Nam Việt Nam, chúng tôi ít có dịp được gặp thầy Chí, rồi cha Chí... Mãi tới khi cha Chí làm giáo sư dạy tại Đại chủng Viện Saigon, một lần tôi phải đến gặp cha tại Đại chủng viện để nhờ cha giới thiệu với cha Bùi Đức Sinh OP , để xin mượn tài liệu viết cuốn Giáo Phận Bắc Ninh. Nhưng sau đó khi in sách thì tôi lại quên khuấy, không nhắc tên cha Chí trong phần cảm tạ, tri ân. Thật là một thiếu sót lớn. Mong người tha thứ.

Trong thời gian cha Chí giảng dạy tại Đại chủng viện Hà nội, một lần cha đã đi về Xứ Tử Nê để tìm gốc gác họ hàng, nhưng không ai biết nguồn gốc liên hệ với cha Chí. Thực ra , cha Chí là anh họ của Đức Cha Đinh Huy Quảng, là anh họ của mẹ chúng tôi, bà cụ có biết, nhưng bà cụ lại ở miền Nam nên các ông bà còn lại ở Miền Bắc, khi ông bà ngoại chúng tôi qua đời thì họ còn rất nhỏ, nên không ai biết gì. Như vậy đối với chúng tôi, cha Chí là bác họ của chúng tôi. Đã mấy lần tôi định viết thư để báo cho ngài biết, nhưng cứ bị ngăn trở hoài không gửi được thư. Đó cũng là một điều mà chúng tôi vẫn còn lấy làm hối tiếc.

Chúng ta chỉ còn biết cùng nhau cầu nguyện cho linh hồn Gioakim, xin Chúa thương ban hồng ân để ngài mau đuợc hưởng Nhan Thánh Chúa.

Cũng xin thành tâm phân ưu cùng tang quyến và bà con Ngăm Giáo - Xứ Tân Bắc .

 

THÁNH LỄ AN TÁNG:

 

Đúng 8g30 ngày Thứ Hai 3/12/2012, Đức cha Bùi Văn Đọc, GM Mỹ Tho chủ sự thánh lễ an táng cha Joakim, cùng đồng tế có 150 linh mục thân quen, học trò. Các thầy Đại chủng viện SàiGòn hát lễ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Cha Giám đốc cám ơn và đọc 2 thư phân ưu: của Đức Hồng Y Hồng Kông và của ĐC Đạt gửi từ Philippines về.

-Anh Tuệ, thay mặt huyết tộc cám ơn Đức Hồng y, Đức cha chủ tế, các cha và các khách tham dự.

Sau đó linh cữu được chuyển về Tân Bắc, Đồng Nai an táng xin tri ân Cha chánh xứ Jos. Phạm Ngọc Tuấn và HĐGX Tân Bắc.

 

Chiều Thứ Ba 4/12/2012, 13 linh mục thuộc giáo phận Bắc Ninh, một số đã là học trò của cha Chí tại Đại chủng viện Hà Nội, do cha Tổng đại diện Trần Quang Vinh dẫn đầu, đã vào nhà hưu Thủ Đức dâng lễ đồng tế cầu nguyện cho cha Joakim lúc 17g30 cùng ngày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÚNG ĐIẾU

 

THẦY GIUSE-MARIA TRẦN TRỌNG TRÁC

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Được tin Chúa gọi người anh em ATN về ngày 23/12/2013, mặc dầu nhiếu anh em bận lễ Giáng Sinh nhưng lúc 10g sáng ngày 25/12/2013, 17 anh chị em ATN đã về tập trung tại tư gia thầy Trác, ở giáo xứ Bắc Minh, Phước Lý để viếng linh cữu người anh em.

 

 

Được biết thầy GIUSE-MARIA TRẦN TRỌNG TRÁC , sinh 1927, con cha già Nguyên, về nhà trướng Đạo Ngạn thời 1945, được 2 năm thì về xứ làm thầy kẻ giảng. Năm 1952, thầy trở lại chủng viện luyện thi Tiểu học để có bằng cấp nhập ngành giáo dục nhà nước.

Năm 1954, di cư vào Nam, Thầy theo cha Đức về Bắc Minh, tiếp tục dạy học tại Nhơn Trạch cho tới ngày về hưu.

 

Xin cho linh hồn GIUSE-MARIA được nghỉ yên muôn đời .

 

MEÏ LAØ MEÏ CUÛA CON

 

Chò Phöôïng Uyeân laø con gaùi cuûa moät thaønh vieân trong nhoùm Antoninh Saigon. Thôøi gian chò maéc beänh nan y. Thaân phuï cuûa chò ñaõ moät lần ñeà nghò: Xin ñaïi gia ñình Antoninh  cuøng nhau daâng lôøi caàu nguyeän cho ngöôøi con gaùi ñöôïc ôn Chuùa vaø Ñöùc meï cöùu chöõa cho heát beänh trong dòp nhoùm Saigon toå chöùc hoïp maët möøng Thaùnh toå Giuse Hoaøng löông Caûnh ñòa ñieåm “Haèng soáng Chí Hoøa. Trong buoåi hoïp maët coù ñoâng ñuû caùc anh, chò nhoùm Hoá Nai, Thuû Ñöùc, Phöôùc Lyù, Xoùm Môùi.

Chò Phöôïng Uyeân môùi laäp gia ñình, choàng laø ngöôøi taân toøng, chò tin töôûng vaøo Chuùa vaø Ñöùc Meï, chò nhaéc nhôû choàng sieâng naêng ñeán vôùi Ñöùc Meï, khi ñi laøm qua nhaø thôø  Doøng Chuùa Cöùu Theá, choàng chò khoâng queân ñeán toøa Ñöùc Meï xin ôn Chuùa cöùu chöõa cho ngöôøi vôï mau laønh beänh. Cöù moãi tuaàn, laïi phaûi vaøo thuoác, theå xaùc chò raát ñau ñôùn, maùi toùc ñaõ ruïng troïc loùc.

Qua nöûa naêm theo baùc só chöõa trò. Moät möïc baùc só ñoøi caét heát buoàng tröùng ñeå cöùu maïng soáng, chò Uyeân luoân naên næ Baùc só tìm moïi caùch chöõa trò, duø coù phaûi toán keùm. Chò mong muoán coøn ñöôïc sanh nôû vaø thieân chöùc laøm meï. Tröôùc nhöõng lôøi tha thieát cuûa chò Uyeân. Baùc só quyeát ñònh caét moät nöûa buoàng tröùng coøn nuoâi hy voïng sanh nôû. Sau haäu phaåu ñöôïc ngöôøi ta chæ cho chò Uyeân ngoaøi thuoác taây chò uoáng theâm thuoác daïng boät “tam thaát” pha vôùi maät ong nguyeân chaát, uoáng vaøo mau laønh veát thöông môùi moå, maùu huyeát löu thoâng ñeàu, coøn taùc duïng ñöa maùu leân naõo, taêng söùc ñeà khaùng, choáng vieâm, teâ, ñau nhöùc khôùp xöông, boå gaân coát, uoáng sau moät giôø (thuoác taây). Uoáng tam thaát chò Uyeân thaáy hieäu quaû vaø ñöôïc nhieàu ngöôøi beänh söû duïng.

Doøng thôøi gian cöù daàn troâi qua, saùu thaùng sau khi moå, chò Uyeân taùi khaùm, laàn naøy Baùc só cho bieát chò Uyeân ñaõ coù thai. Vì söùc khoûe con keùm, baùc só khuyeân neân boû thai ñeå chöõa cho heát beänh. Chò Uyeân moät möïc xin Baùc só coá gaéng giöõ laïi thai, chò Uyeân cuõng noùi thaät vôùi Baùc só: “toâi laø ngöôøi coâng giaùo, luaät cuûa giaùo hoäi khoâng cho pheùp phaù thai. Hôn nöõa toâi tin töôûng vaøo quyeàn naêng cuûa Ñöùc Meï seõ cöùu chöõa”. Baùc só laøm theo yeâu caàu, tieáp tuïc chöõa trò vaø chaêm soùc thai nhi. Moãi ngaøy qua ñi, söï phaùt trieån bình thöôøng cuûa thai nhi khieán baùc só vaø y taù voâ cuøng baát ngôø ngoaøi söùc töôûng töôïng. Thoâng thöôøng, ít coù tröôøng hôïp cuûa ngöôøi meï vaø thai nhi phaùt trieån toát nhö vaäy. Phaûi chaêng söï huyeàn dieäu maø chò Uyeân luoân caäy troâng vaøo Ñöùc Meï ñaõ ban ôn.

Trong nhöõng ngaøy thaùng mang troïng beänh, chò Uyeân ñaõ ñöôïc ñoïc cuoán saùch “ 100 truyeän tích chuoãi haït maân coâi” Ñöùc Meï luoân cöùu chöõa nhöõng ngöôøi maéc beänh nan y. Vôùi nieàm tin tuyeät ñoái vaøo Ñöùc Meï. Meï! Meï! Meï laø Meï cuûa con.

Hoàng AÂn Meï cho con.

Hoàng AÂn Ñöùc Meï cöùu con

Nan y troïng beänh, xaùc moøn taâm hao

Con luoân caäy meï baùm vaøo

Ngaøy ñeâm lieân læ, cuùi ñaàu nguyeän xin

Beänh … qua meï chöõa con tin

Öôùc mong sanh nôû con xin : “vuoâng troøn”

Sanh trai meï ñaõ cho con

“Huy hoaøng” buï baåm, xaùc hoàn con daâng.

Thaùng maân coâi 2012

Ñ.Q.T

Description: \\Xp0721ccx\New Folder\4.jpg

 

ÑEÂM NGHE NHAÏC CHA KIM LONG

JOS Nguyeãn Ngoïc Kính

ATN . Houston

        Laø ngöôøi Coâng Giaùo, ít nhaát chuùng ta ñaõ haùt vaøi chuïc laàn kinh Hoaø Bình. Goïi laø kinh neân ñeå caàu nguyeän, lôøi kinh cuûa Thaùnh Phanxico Assisi maø ít ai bieát caäu chuûng sinh Kim Long ñang hoïc lôùp ñeä tam naêm 1960 ñaõ vieát thaønh ca khuùc. Caäu chuûng sinh Kim Long khoâng bao giôø nghó laø vieäc soaïn thaønh ca khuùc Kinh Hoaø Bình laïi ñöôïc naèm loøng ôû taát caû caùc Kitoâ höõu, ñeán nay ñaõ 50 naêm. Naêm 1968 Thaày Kim Long thuï phong Linh Muïc, nhaân dòp Ngaøi qua Myõ thaêm baø chò ôû Cali, Ngaøi ñeán thaønh phoá Houston nôi coù 4 giaùo xöù lôùn, 5 coäng ñoaøn vaø 2 doøng tu ñeå höôùng daãn, giaûng daïy cho caùc ca tröôûng 2 ngaøy. Lôïi duïng cô hoäi hieám hoi naøy, Hoäi ñoàng giaùo daân Vieät Nam Toång Giaùo Phaän Galveston – Houston ñaõ toå chöùc 1 ñeâm Thaùnh nhaïc kyû nieäm 50 naêm Kinh Hoaø Bình vaø möøng thoï thaát tuaàn linh muïc nhaïc só Kim Long vaøo ngaøy 4 thaùng 12 naêm 2011.

Baøi môû ñaàu:

  • Chuùa ñaõ sai toâi ñi, do lieân ca ñoaøn Toång giaùo phaän Galveston – Houston trình dieãn döôùi söï ñieàu kieån cuûa nhaïc tröôûng Kim Long thaät chuyeân nghieäp, haáp daãn. Nhìn leân cung thaùnh toâi öôùc löôïng phaûi ñeán 200 ca vieân vôùi aùo choaøng ñoàng phuïc raát ñeïp.

…………………………….

Baøi Thaùnh ca  :

  • Chuùa khoâng laàm do ca ñoaøn Chan lyù Doøng nöõ Ña Minh, Sô Kim Chi giöõ nhòp. Höùng khôûi töø Thieân chöùc Linh Muïc, Cha Kim Long ñaõ haùt 2 caâu solo : “ Chuùa khoâng laàm khi Ngaøi goïi con theo, duø ñôøi daït troâi nhö caùnh beøo, vì Chuùa ñaõ bieát töø ngaøn xöa, moät khi hôi thôû chöa taøn laø ñôøi chöa qua khoûi saàu oaùn” “ Chuùa khoâng laàm khi Ngaøi dìu con leân, duø raèng ñôøi con bao yeáu heøn, vì Chuùa ñaõ bieát töø ngaøn xöa nhieàu khi con chaúng trung thaønh laø vì con ñaâu phaûi thaàn thaùnh”. Ñöôïc nghe chính taùc giaû dieãn taû caûm xuùc cuûa mình luùc nheï nhaøng, luùc nhö muoán vôõ ra töø traùi tim, toâi môùi caûm nhaän aâm nhaïc coù söï maàu nhieäm rieâng. Tieáng haùt cuûa ngöôøi nhaïc só ñaõ thaát thaäp coå lai hy coøn nhieàu aâm vöïc noàng naøn, ñaày söï soáng.
  • Kinh Hoaø Bình do lieân ca ñoaøn toång hôïp Giaùo phaän trình dieãn, Linh Muïc nhaïc só Kim Long ñieàu kieån.

Khi ca ñoaøn caát leân tieáng haùt, caû Thaùnh ñöôøng ñöùng leân voã tay taùn thöôûng, roài moïi ngöôøi cuøng haùt Kinh Hoaø Bình nhö lôøi kinh toái caàu nguyeän cho queâ höông Vieät Nam: Laïy Chuùa töø nhaân xin cho con bieát meán yeâu vaø phuïng söï Chuùa trong moïi ngöôøi. Laïy Chuùa xin haõy duøng con nhö khí cuï bình an cuûa Chuùa. Ñeå con ñem yeâu thöông vaøo nôi oaùn thuø, ñem thöù tha vaøo nôi laêng nhuc …

    Ñeâm Thaùnh nhaïc cuûa Cha Kim Long ñöôïc keát thuùc trong nieàm haân hoan, sung söôùng cuûa moïi ngöôøi. Sau ñoù, ban toå chöùc coøn môøi moïi ngöôøi xuoáng hoäi tröôøng giaùo xöù La Vang duøng tieäc vui thaân maät, ñeå cuøng nhau chaøo möøng Cha Kim Long, chuïp aûnh löu nieäm tröôùc khi chia tay.

    Ñöôïc bieát caùc taùc phaåmcuûa Cha Kim Long ñaõ xuaát baûn:

  • Suoái thieâng
  • 25 taäp ca ñi leân
  • Khuùc ca leân ñeàn
  • 5 taäp chung lôøi ngôïi ca
  • 2 tuyeån taäp coäng ñoaøn hoaø ca
  • 2 tuyeån taäp hôïp ca
  • Thaùnh vònh ñaùp ca
  • 2 taäp nhöõng boâng hoa nhoû
  • 5 taäp baøi ca suy nieäm
  • Tuyeån taäp ca ñi leân (1000 ca khuùc)
  • 12 taäp baøi ca suy nieäm

Tính chung, Ngaøi ñaõ saùng taùc treân 3.000 baøi Thaùnh ca ñuû moïi theà loaïi.

Treân ñöôøng veà lung linh aùnh ñeøn, möa rôi naëng haït, laïnh giaù, loøng toâi coøn mieân man nhöõng giai ñieäu, aâm höôûng cuûa ñeâm Thaùnh ca coù moät khoâng hai naøy. Taï ôn Chuùa ñaõ ban cho Giaùo hoäi VN nhöõng Linh Muïc taøi naêng ñeå lôøi caàu nguyeän baèng tieáng haùt bay cao, thaép saùng leân loøng Meán.

Toâi boãng nhôù ñeán Cha giaùo Huyeàn Linh, 1 naêng khieáu thieân phuù cuûa giaùo phaän Meï, cuûa chuûng vieän Baéc Ninh. Vaøo naêm 1957 boä leã “ taát caû nhôø Meï” ñöôïc xuaát baûn rieâng ñeå haùt kính Ñöùc Meï vaøo ngaøy thöù baûy, goàm ñaày ñuû caùc phaàn cuûa Thaùnh leã baèng aâm nhaïc, khi vöøa ñöôïc tung ra cho caùc coäng ñoaøn, ngaøy ñoù laøm nhö ngöôøi ta haø tieän giôùi thieäu, quaûng caùo, ra maét ,theá maø ca töø , doøng nhaïc ñaõ thaám ngay vaøo loøng moïi ngöôøi, xöù ñaïo naøo cuõng ca vang vaøo thöù baûy. Phaûi laø moät taøi naêng saùng taùc môùi ñöôïc ñoùn nhaän nhö vaäy. Toâi cho laø taäp nhaïc “ taát caû nhôø Meï” cuûa Cha Huyeàn Linh laø moät saùng taïo trong ngheä thuaät vì töø  tröôùc vaø sau Cha Huyeàn Linh khoâng coù boä leã naøo baêng tieáng vieät maø laïi laø Thaùnh ca caû.

Raát tieác moät nhaïc só nhö Cha Huyeàn Linh neáu ñöôïc ñaàu tö ( gôûi ñi du hoïc) ñöôïc khích leä, bieát ñaâu chuùng ta laïi chaû coù moät vaøi ñaïi taùc phaåm aâm nhaïc. Thí duï nhö tröôøng ca ñoài Gongotha, tröôøng ca caùc Thaùnh Töû Ñaïo VN, nhaát thieát khoâng phaûi ñeå haùt trong nhaø thôø maø laø ñeå hoaø taáu, hôïp ca trình dieãn trong nhöõng ngaøy leã lôn.

Ñeán hoâm nay, nguoàn caûm höùng töø Cöïu Öôùc, Taân Öôùc, töø bi huøng söû cuûa Giaùo hoäi VN vaãn ñang chôø caùc nhaø soaïn nhaïc Coâng giaùo ñeå laïi moät ñaïi taùc phaåm aâm nhaïc cho Giaùo hoäi.

Xuaân 2013.

 

 

 

 

 

MỘT SÁNG TÁC CỦA CỐ LINH MỤC NHẠC SỸ HUYỀN  LINH

( Trích từ Hương Kinh Bắc do nhóm ATN  HOUSTON )

 

 

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TIỄN ĐƯA  “ NGƯỜI VỪA ĐI QUA CHỐN LƯU ĐẦY “ VỀ CÕI BÌNH YÊN

Ký sự: ATN GẶP NHAU TRÊN ĐẤT CHÙA THÁP

         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong năm Đức Tin, Gia đình Phạt Tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu Tổng giáo phận SàiGòn thực hiện những chuyến đi hành hương bác ái cho các hội viên, đặc biệt chuyến “ba trong một”:

-Thực thi đức ái, thăm hỏi và chia sẻ với anh emViệt kiều tại Kampuchia,

-Hành hương những nhà thờ của Việt kiều ở Siam Riệp và Pnôm Pênh

-Và tham quan thắng cảnh xứ Chùa Tháp

Tôi đăng ký tham gia chuyến đi này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Ngày 30/10/2012: Anh Tân chở tôi tới sân nhà thờ Phú Trung, Tân Bình. Xe khởi hành lúc 6g15 tại, gồm 53 người:

-Một linh mục (cha Đaminh Trần Đức Công, xứ Xóm Lách, người luôn đồng hành với GĐ Thánh Tâm trong nhiều chuyến đi),

-2 bà sơ (Sơ Huy dòng MTG Tân Lập và sơ Huệ dòng Đaminh Thánh giá Bảo Lộc)

-51 giáo dân (9 nam và 41 nữ trong đó có bà cụ 82 tuổi).

Đến Mộc Bài lúc 8g30. Sau 30 phút làm thủ tục xuất cảnh sang phần đất Kampuchia, phái đòan thuê thêm một xe 16 chỗ chia sớt với xe lớn

.

Ghé quán hủ tíu cửa khẩu Bavet điểm tâm với giá 6 Riel/tô (32.000đ VN), càfé đen=0,5USD, càfé sữa=0,7USD/ly. Lúc 11g30, tới ngã ba rẽ vào phà Neak Luông, xe quẹo trái đi vào đường lên Siam Riệp. Đến Prey Veng lúc 12g30 dùng cơm trưa tại nhà hàng Angkor với 6 món (thịt gà luộc, cá khô chiên, sườn rang me, cải xào, rau xào thập cẩm, tô canh cá).

 

Nhìn hai bên đường những ngôi nhà sàn, một kiểu ăn ở đặc trưng của các bộ tộc vùng cao, đang là mùa mưa nên những cánh đồng lúa nước bát ngát rất trù phú, người Kmer chỉ trồng lúa một vụ, đất tốt không cần bón phân

-13g30 lên xe tiếp tục chuyến đi, trời nóng nắng nhưng xe có máy lạnh nên mọi người thấy thỏai mái. 17g vào tỉnh Kampong Thom, trời mát vì có mưa. Đến 19g30 xe tới Siam Riệp, thành phố khá nhộn nhịp, nhiều khách sạn, đây là thành phố nhộn nhịp thứ hai sau thủ đô Pnôm Pênh.

 -Ghé nhà hàng bên bờ sông ăn tối với 9 món, trong đó có món mắm bò hóc lạ miệng. Sau đó về Hotel Myhibiscus (do Malaysia đầu tư) nhận phòng và ngủ đêm. Hotel khang trang, mới và sạch sẽ, có hồ bơi. Mỗi phòng 2 giường dành cho 2 người (giá 21USD/room) có máy lạnh. Sau một ngày đi gần 600km mệt mỏi, bà con ngủ ngon.

 

-Ngày 31/10/2012: 6g30 dự thánh lễ tại nhà thờ St Jonh’s catholic church do linh mục người Indonesia đồng tế với cha Công. Có 5 soeurs dòng Têrêxa Calcutta (3 India, 1Sri Lanka, 1 Philippines) giúp cộng đòan người Việt ở đây. Lần đầu tiên tham dự thánh lễ theo văn hóa Kmer. Sau lễ, phái đòan gặp gỡ và tặng quà các cháu thiếu nhi, rồi về hotel ăn buffet điểm tâm.

Đúng 8g30 lên xe đi tham quan AngKor Watt. Phải 30phút chờ mua vé vào cửa (20USD/ người), 9g30 bắt đầu tiến vào Angkor Watt: Đây là di sản văn hóa thế giới được Unesco công nhận, hằng ngày có rất nhiều đòan du khách vào tham quan. Di tích lịch sử lâu đời từ thế kỷ 12 của triều đại vua đầu tiên của Kampuchia, một thời gian đã bị Xiêm La xâm chiếm và lãng quên. Cho tới khi một bài báo của một nhà nghiên cứu Tây Phương phát hiện, thế giới mới biết về di tích này. Hàng ngày nhiều phái đòan du khách các nước tới tham quan.

Hòang cung  nằm trên một diện tích rộng gấp hai cung đình triều Nguyễn ở Huế. Cũng có dòng nước bao quanh bề ngang chừng 100m, tới dãy nhà cổng vào dài gần bằng chiều ngang khu Angkor (có lẽ đây là khu dành cho lính bảo vệ canh gác), tiếp theo khu đất trống có đường dẫn vào di tích dài chừng 500m. Cuối cùng là khu Angkor, hình vuông chữ ĐIỀN, cao 3 tầng, có 3 tháp nhọn: buớc 10 bậc lên tầng trệt, bước 25 bậc lên lầu 2 và  45 bậc lên lầu 3. Các dãy nhà được xây bằng các tảng đá chồng lên nhau. Siam Riệp phát triển, du khách kéo về đây và các khách sạn mọc lên nhiều cũng nhờ di tích này.

  

    

               

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11g ra cổng chụp hình chung kỷ niệm, rồi về nhà hàng ăn trưa.

14g lên xe đi Biển Hồ, cách Siam Riệp 14km, đi dọc theo con sông nhỏ chảy qua thành phố về Biển Hồ, hai bên đang được giải tỏa để làm đẹp bờ kênh, Đoạn cuối, đang được Hàn quốc đầu tư mở đường, khai thác vùng du lịch sông nước.

 

15g10, mua vé xuống thuyền. Phái đòan ngồi trên 2 thuyền chạy trong 15 phút là tới trường học và nhà thờ VN trên sông Tonglesap. Chuyển đồ cứu trợ lên nhà thờ, ghé sang trường học có một cô giáo Việt dạy chừng 40 học sinh. Các em biết hát bài tiếng Việt chào đón du khách. Sau đó cha Công cử hành thánh lễ bằng tiếng Việt, các ghe quy tụ về dự lễ và nhận quà. Bà con cho biết lần này vắng hơn những lần thăm tặng quà trước, vì đang trong thời gian 3 tháng nhà vua cấm đánh bắt cá để cá đẻ và lớn lên. Trao quà xong, phái đòan xuống thuyền chạy tiếp ra Biển Hồ để ngắm cảnh trời nước mênh mông. Nhiều nhà hàng nổi mọc lên để du khách ghé ăn nhậu thỏai mái..

17g30, lên bờ về Siam Riệp, ăn buffet tại Angkor Mondial restaurant, tại đây lúc 19g có múa hát dân tộc.

-Ngày 1/11/2012:  6g trả phòng và xuống ăn sáng buffet, rồi lên xe về Phnôm Pênh. Khởi hành 7g10, giữa đường cuối giờ kinh sáng, xe đang chạy nhanh vì đường vắng, mọi người giật mình vì một tiếng nổ rất lớn, xe bị nổ lốp sau, nếu là bánh trước thì sẽ không biết chuyện gì xảy ra cho đòan. Tạ ơn Chúa! Phải mất 15 phút thay bánh secours.  

-Trên đường ghé hàng cá khô mua khô, ghé cây xăng thấy bầy bán những món nhện đất, điên điển, dế rang. Đường về dài nên 14g mới tới Mekong restaurant ăn trưa 7 món Việt Nam.

15g10 về Hang Neak Hotel nhận phòng, nghỉ ngơi một lát để 15g45 đi cù lao Kết, ở ngọai ô thủ đô Phnôm Pênh thăm nhà thờ bà con Việt kiều.

Phái đoàn được đón tiếp bằng đội lân và những bài múa của các em thiếu nhi trong giáo xứ. Sau khi cha Công ngồi tòa, thánh lễ Mừng Các Thánh cử hành bằng tiếng Việt. Sau đó dùng cơm tối tại đây trong khi ở ngòai trời mưa to, đến 19g30 về khách sạn ngủ.

-Ngày 2/11/2012: 6g trả phòng, xuống ăn buffet điểm tâm, lên xe đi nhà thờ ChômPa, cách thủ đô Phnôm Pênh chừng 10km. Giáo xứ nằm sau ngôi chùa, có lối đi cạnh chùa, là một giáo xứ đầu tiên được gia đình Phạt Tạ Thánh tâm VN phát triển đòan thể và tài trợ nâng đường vào để không ngập nước.

Tới nhà thờ ChômPa, mừng quá vì gặp một số ATN: Bà Trần T.Yến, A.Ng.Văn Độ và một người đồng hương Từ Đức: thầy Hiền, anh Lý, tíu tít hỏi thăm và chụp hình kỷ niệm. Độ cho biết anh là người đầu tiên đến đây phát triển tổ chức Thánh Tâm từ 4 năm nay.

9g thánh lễ do ĐGM Phnôm Pênh Olivier, người Pháp chủ sự cùng 4 linh mục: 2 Thái, 2 Việt. Hôm nay kỷ niệm 4 năm thành lập xứ đòan Gia Đình Phạt Tạ thánh Tâm chúa Giêsu, có nghi thức tuyên hứa gia nhập đòan, do cha Lê Văn Tính thay mặt Đức Cha nhận lời tuyên khấn. Thánh lễ cử hành và hát bằng tiếng Kmer. Đức Giám Mục Olivier rất thông thạo tiếng bản xứ. Ngài yêu cầu muốn truyền đạo phải hội nhập văn hóa, thánh lễ không dùng tiếng Việt, bàn thánh thấp, chủ tế ngồi làm lễ, giáo dân ngồi bệt như ở chùa, không có ghế, để có thể truyền đạo cho người bản xứ, hiện số giáo dân còn rất hạn chế.

 

***

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sau khi dự tiệc, phái đòan lên xe lúc 12g55, thẳng quốc lộ về Cửa khẩu. Tới 13g30 mất 20 phút qua phà Neak Luông.

Trên đường về ghé cây xăng đi vệ sinh và mua đồ (mua dù Thái, dép Lào, quần áo may sẵn…). 14g35 xe chạy tiếp và về tới cửa khẩu Bavet lúc 15g50, tại đây nhìn thấy nhiều casino từng phá họai hạnh phúc biết bao gia đình VN.

Thủ tục quá cảnh mất 40phút đến 16g30 xe chạy, về Trảng Bàng ăn bánh canh lúc 17g và về tới nhà thờ Phú Trung lúc 19g15 kết thúc chuyến đi “3 trong 1” bình an, tốt đẹp. Tạ ơn Chúa

Một số nhận xét:

-Chuyến đi đã cho chúng ta những hiểu biết về đất nước con người, tập quán, truyền thống văn hóa và tôn giáo của xứ Chùa Tháp:

a-Thiên nhiên ưu đãi cho đất nước nhiều thuận lợi: cánh đồng lúa bao la, phì nhiêu, biển hồ chứa nhiều cá, không có bão lụt, ít núi.

b-Con người Kmer thầm lặng ít nói, rất tôn kính và tuân thủ lệnh ông vua trong nước.

c-Thành phố lớn không kẹt xe mặc dù rất nhiều xe hơi, phương tiện di chuyển công cộng là xe tuk tuk.

d-Là quốc gia kém phát triển, được sự viện trợ của các nước, xe hơi rất rẻ vì nhập khẩu miễn thuế.

e-Thái độ cung kính trong nghi thức thánh lễ và lễ phép trong cách chào hỏi.

f-Kampuchia có nền văn hóa và văn minh lâu đời bằng chứng là di tích Angkorg

-Nhà sàn trên người ở, dưới để các nông cụ và nuôi trâu bò, súc vật, không có nhà cầu vì đât chung quanh rộng, nam nữ cứ thỏai mái ra ngòai vườn.

h-Là nước Chùa Tháp 100% theo Phật giáo nên rất khó truyền đạo Thiên Chúa. Hiện các tín hữu Kitô đa số là cộng đòan gốc Việt. Muốn truyền đạo cho người Kmer, giáo quyền đang cố gắng hội nhập văn hóa bản địa, sử dụng phong cách vốn có của Phật giáo, nhà thờ không ghế ngồi, bàn thánh phải thấp để chủ tế ngôi cử hành thánh lễ. Khó khăn thật nhưng nhờ ơn Thiên Chúa sẽ vượt qua. Chúng ta nhớ lại những khó khăn, gian nan vô vàn của các cố đạo Tây phương khi mới tới truyền đạo cho Đàng Trong và Đàng Ngòai, thế mà các ngài đã gieo được hạt giống đức tin cho Việt Nam.

-Chuyến đi được xếp lịch dày đặc nên không có giờ đi chơi tự do tại hai thành phố, đấy là chưa kể phải bỏ tham quan một số nơi như “cánh đồng chết” để bảo đảm giờ lễ. Vì thế Ban Tổ chức bị một số chị em phiền trách. Thật tội nghiệp cho hai anh Hùynh Bá Song và Trần Duy Cần, vất vả lo cho đòan mà không thể chiều hết mọi người được.      (4/11/2012) 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phóng viên thường trú : ATN Minh Hưng

 

 

 

 

Năm 2012 qua các sự kiện tiêu biểu

 

 WHĐ (27.12.2012) – Kết thúc năm 2012, theo thông lệ, Ban Biên tập Trang tin điện tử Hội đồng Giám mục Việt Nam đã bình chọn 10 sự kiện đáng chú ý nhất trong sinh hoạt của Giáo Hội toàn cầu và Giáo hội Việt Nam:

– Giáo hội Việt Nam

1. Hội nghị toàn thể Liên Hội đồng Giám mục Á châu tại Việt Nam

Kỷ niệm 40 thành lập (1972-2012), Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) đã tổ chức Hội nghị toàn thể lần thứ X tại Việt Nam. Đây là lần đầu tiên một Hội nghị như thế được tổ chức tại Việt Nam. Mới đầu, thời gian ấn định là từ 19 đến 24-11-2012, nhưng do Đức Thánh Cha triệu tập Công nghị Hồng y vào ngày 24-11 nên Hội nghị phải dời lại đến ngày 11-12-2012. Hội nghị nhóm họp tại Giáo phận Xuân Lộc trong 5 ngày và bế mạc tại TGP. TP.HCM vào ngày 16-12.

Chủ đề Hội nghị toàn thể lần thứ X của FABC là “Bốn mươi năm FABC: Đáp ứng những thách đố của châu Á”.

 2. Giáo hội Việt Nam khai mạc Năm Đức Tin

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã ban hành Tự sắc Porta Fidei, công bố Năm Đức Tin cho toàn Giáo hội Công giáo để kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng Vatican II. Năm Đức Tin bắt đầu từ 11-10-2012 và kết thúc ngày 24-11-2013.

Hiệp thông với Giáo Hội toàn cầu, Giáo hội Việt Nam chính thức khai mạc Năm Đức Tin vào sáng 12-10-2012, khi kết thúc Hội nghị Thường niên kỳ II-2012 của Hội đồng Giám mục Việt Nam tại GP. Thanh Hoá. Lễ khai mạc Năm Đức Tin được tổ chức trọng thể tại khuôn viên Nhà thờ Chính toà Thanh Hoá với sự tham dự của quý Đức cha đang dự Hội nghị, đông đảo quý linh mục tu sĩ từ nhiều giáo phận và hàng chục ngàn giáo dân. Cũng có sự góp mặt một cộng đoàn tín hữu Việt Nam tại hải ngoại.

Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng ấn định ngày khai mạc Năm Đức Tin ở cấp giáo phận là 18-10-2012 và ở cấp giáo xứ là 21-10-2012.

 3. Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Vương cung Thánh đường Đức Mẹ La Vang

Ngày 15-8-2012, tại Thánh địa La Vang, Tổng Giáo phận Huế, Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, đã cử hành Thánh lễ trọng thể kính Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời và Nghi thức Đặt Viên đá Đầu tiên xây dựng Vương cung Thánh đường Đức Mẹ La Vang. Đồng tế với Đức cha Chủ tịch có Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam, Đức Tổng Giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế, và 16 Đức giám mục trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, 1 đức viện phụ, cùng với hơn 200 linh mục. Tham dự Thánh lễ đặc biệt này có rất đông tu sĩ nam nữ và khoảng 200.000 tín hữu.

 4. Phái đoàn Toà Thánh đến Hà Nội

Chúa Nhật 26-2-2012, Phái đoàn Toà Thánh đã đến Hà Nội, chuẩn bị cho cuộc họp lần thứ ba với Phái đoàn Việt Nam theo thỏa thuận đã đạt được từ cuộc họp lần trước tại Vatican hồi cuối tháng 6-2010. Phái đoàn do Đức ông Ettore Balestrero, Thứ trưởng Ngoại giao Toà Thánh, dẫn đầu, cùng với Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trú của Toà Thánh tại Việt Nam, Đức ông Phanxicô Xaviê Cao Minh Dung thuộc Bộ Ngoại giao Toà Thánh và Đức ông Barnaba Nguyễn Văn Phương thuộc Bộ Truyền giáo.

 5. Tân Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế và Tân Giám mục Giáo phận Phú Cường

Ngày 18-8-2012, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chấp thuận đơn từ nhiệm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế của Đức Tổng Giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể và bổ nhiệm Đức Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận Huế làm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế.

Ngày 12-9-2012 tại Nhà thờ Chính toà Phủ Cam, Đức tân Tổng Giám mục đã cử hành Thánh lễ Tạ ơn và khởi đầu sứ vụ mới.

Tại Giáo phận Phú Cường, ngày 25-8, đã diễn ra Thánh lễ Tạ ơn và chuyển giao sứ vụ giám mục do Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, nguyên Giám mục Giáo phận Phú Cường, và Đức cha Giuse Nguyễn Tấn Tước, tân Giám mục Giáo phận Phú Cường, cử hành, cùng với quý giám mục, quý linh mục trong và ngoài giáo phận. Trước đó, ngày 30-6-2012, Đức Thánh Cha đã chấp thuận đơn từ nhiệm Giám mục Giáo phận Phú Cường của Đức Giám mục Phêrô Trần Đình Tứ.

WHĐ

 

 

 

CHÚA GIÊSU “ CHỬI TIÊN SƯ “QUAN PHI LA TÔ !

 

CHUYỆN VUI XẢY RA TRONG MÙA THƯƠNG KHÓ

 

Năm đó có lẽ là 1957 (?), tiểu nhân học Petrus Ký Sài Gòn và thi Trung Học Đệ Nhất Cấp rớt mồng tơi khóa 1 (cùng với Bang Trưởng Texas. Đại Nhân đậu Khóa 1, tiểu nhân đậu Khóa 2). Nghỉ Lễ Pâques, Petrus gọi là Petit Vacance,  đạp xe vào Xóm Mới,  đúng dịp mấy cố nội đang tập dợi cuộc tử nạn của Chúa, có nhiều tình tiết, cầu nguyện Jessimani, quân dữ vây bắt Chúa Giêsu, đóng đanh, v…v…tưng bừng, náo nhiệt cứ rối cả lên.

Tiểu nhân bèn dàn xếp sùi bọt mép, được đóng vai quan Phi La Tô. Bắt hai bà chị dâu thức suốt đêm, phá quần áo viện trợ của Mẽo, khâu khâu vá vá, chiếu theo hình ảnh, may cho một bộ đồ, mũ mãng, dao kiếm, dây tua, tuyệt cú mèo. Lên đồ ngông nghênh, hông mang kiếm, tay cầm roi, múa vung tít mù, không bỏ qua bất cứ một giai đọan nào. Năm đó Cha Xứ Hoàng Mai Vũ Ngọc Tấn, thế đang mạnh, tổ chức Lễ Phục Sinh rất lớn, lôi cuốn cả trại định cư, đám thanh niên nam nữ lũ lượt đi đi về về, đông nghẹt sân nhà thờ, lễ ít liếc nhiều. Ối giời ơi, đang cần nổ lớn khoe bộ đồ quần áo “quân rữ” mà lại có nhiều con gái tham dự như thế sao mà nó đáng đồng tiền bát gạo quá chứ lỵ. Nghiêm chỉnh huy hoàng nhất là pha ngắm đàng thánh giá chung quanh nhà thờ, giáo dân đọc kinh, con gái cà đàn, đi theo Chúa Vác Thánh Giá ở giữa đám đầu trâu mặt ngựa, la hét um xùm. Đây chính là giai đọan Phi La Tô tiểu nhân lên gân le lói tới bến, dịp may hiếm có. Quanh năm đi học ở Sài gòn, có mà chó nó để ý đến. Tại sao Ban tổ chức lại khéo chọn nhân vật đóng vai Chúa GiêSu kinh khủng quá như thế, quái nhân này, ở trần, mặc xì líp, ốm nhom, xương sườn sương vai lòi cả ra , măt mũi vừa đẹp vừa hiền lành, trông rất là GiêSu. Ngài vác Thánh giá, máu me đỏ lòm từ đầu đến chân, đầu đội vòng gai, luôn luôn cúi xuống đất kéo lê khổ sở vô cùng. Không may cho ngài, đến đúng giai doạn té xuống đất lần thứ hai, thì Phi La Tô tiểu nhân liếc vào phía sau đám con gái, bắt gặp ngay nụ cười khuynh đảo của cô bồ hàng xóm, vừa mới bỏ cả học, mất ăn mất ngủ mới cua được. Phi La Tô tiểu nhân bèn đáp Lễ nụ cười của người trong mộng bằng một cú vụt roi thẳng cánh xuống ngang vai Chúa đang gục ngã dưới đất, Chúa oằn cả người, đổ mồ hôi chịu đựng cú đánh, thật chứ không phải đóng kịch. Chúa qùy không đứng dậy được, vì thấm đòn.

Thấy tình thế có vẻ bất thường, tiểu nhân bèn cúi xuống, nói nhỏ: Đứng dậy! tao xin lỗi.

Chúa cũng nói nhỏ trong tư thế đầu cúi xuống để bên ngoài không ai có thể nghe : Tiên Sư Mày, đánh giả chứ đánh thật à, đau quá

Chưa hết, cái pha Bà Veronica trao khăn cho Chúa cũng lại khác sách vở nữa chứ. Đúng vào lúc Bà Veronica, robe đen khăn trùm trắng do một Bạn rất đẹp trai đóng vai, trao khăn cho Chúa, thì Phi La Tô tiểu nhân sấn đến, cảm thấy nóng phía tai trái, bèn liếc mắt sang phía đó thì lại bắt gặp nụ cười nghiêng thùng của cô Bồ hàng xóm, cũng lại bèn đáp lễ bằng một cú quật thẳng cánh, lần này thì không thể vào Chúa, vì làm gì có chuyện này, cho nên cú quật được lái vào mông Bà Veronica, làm cho bà đau quá, rớt cả khăn xuống đất, cúi xuống lượm lên rồi trao cho Chúa.

Vụ trình diễn sảng này đã có phản ứng. Một tuần sau có 01 cô diện kiến Cha Xứ trình rằng: Trình Cha, hôm trước cậu Hùng đã đóng vai Quan Phi La Tô một cách qúa đáng, trong Sách Thánh Kinh và nhiều Sách khác viết về Cuộc Khổ Nạn Chúa, không hề có đoạn chép Bà Veronica bị quân dữ uýnh !

Cha Xứ trả lời rằng: Gớm, quân dữ thì nó còn nể ai mà không dám đánh !!!

Cô ấy đón đường gặp Quan Phi La Tô ở cuối Nhà Thờ, nói rằng: em biết Cha Xứ bênh anh nên nói ra như thế chứ em tin chắc rằng Không Hề Có Chuyện Quan Phi La Tô Đánh Bà Veronica. Thì ra Cô ta là chị ruột Chúa Giê Su ! cho tới ngày hôm nay và mãi mãi, tiểu nhân nghĩ đến nổ tung cả cái đầu cũng chì có thể kết luận rằng: Cha Xứ Quá Cố Vũ Ngọc Tấn không hề nói rằng Quan Phi La Tô thực sự đã đánh Bà Veronica một roi vào mông, mà Người chỉ nói rằng QUÂN DỮ THÌ NÓ NỂ AI MÀ KHÔNG DÁM ĐÁNH.

Thân ái Chào Sức Khỏe Bà Con.

                                                        Người Giao Chỉ LMH

 

TRƯỜNG XƯA YÊU DẤU

 

Phượng Ly Nguyễn Tiến Thành

 

Trời vào thu gợi ảnh hình ngày cũ

Thuở nhập trường chủng viện Antôninh

Tuổi ấu thơ lo tu đức học hành

“Yêu tha nhân và phụng thờ Thiên Chúa”

 

Mái ngói đỏ ngôi trường xưa yêu dấu

Từ bình minh khi nắng mới chứa chan

Đến hoàng hôn vương vãi sợi nắng vàng

Lời kinh nguyện bên sách đèn tu luyện

 

Hồn trong trắng say mê lời giảng huấn

Bạn bè vui bên cha giáo kính yêu

Thời gian trôi lòng chẳng bận lo âu

Đường tu đức kiên trì theo năm tháng

 

Đã lâu rồi lòng còn lắng đọng

Tình ngày xưa của bạn cũ thầy yêu

Lòng tri ân và tạc dạ ngàn sau

Hành trang vào đời: trường xưa yêu dấu.

 

 

 
 

Chủng viện Đạo Ngạn Bắc Ninh (1952)

 

 

 

                                               

 

 

TRÀNG CHUỖI MÂN CÔI

Châu Minh

(cựu chủng sinh trước 1950)

 

Khi ta lần chuỗi Mân Côi

Mẹ vui, Mẹ thích, Mẹ cười với ta

Chúng ta con cháu Evà

Đã từng xúc phạm đến Cha trên trời

Hai mươi thế kỷ qua rồi

Biết bao thảm họa ít người nhận ra

Loài người lỗi phạm quá đà

Chúa thương cho Mẹ hiện ra nhiều lần

Lần nào Mẹ cũng ân cần

Nhắn ta lần chuỗi mười phân vẹn mười

Hai mươi mầu nhiệm Mân Côi

Giúp ta suy gẫm cuộc đời Mẫu Thân

Với đời Con Chúa giáng trần

Để ta sống đúng Phúc Âm Chúa truyền

Những điều ta khấn ta xin

Thì ta quyết chí ưu tiên thực hành

Vui Thương Mừng Sáng quang vinh

Trích từ Tân Ước giúp mình gẫm suy

Suy rồi cố gắng thực thi

Đem vào cuộc sống thích nghi trọn đời

Tháng mười là tháng Mân Côi

Đoàn con cái Mẹ dâng lời ngợi khen

Noi gương Chúa Mẹ cho nên

Thì ta sẽ được sống yên một đời

Biết bao biến cố qua rồi

Loài người vẫn cứ dể ngươi “Sấm truyền”

Không nghe lời Mẹ răn khuyên

Nên đành cam chịu bao phen khốn cùng

Nhiều lần Giáo Hội đau lòng

Vì bao bè rối đã từng dấy lên

Chúng làm lung lạc đức tin

Của con cái Chúa mọi miền mọi nơi

Nhờ vào tràng chuỗi Mân Côi

Chúa cho Giáo Hội qua thời rối ren

Trở về cuộc sống bằng yên

Đức tin Giáo Hội vững bền đến nay

Ai năng lần chuỗi mỗi ngày

Thì luôn nhận được tràn đầy hồng ân

Đây là vũ khí tối cần

Để ta đánh bại quỷ thần ma vương

Người nào biếng nhác coi thường

Không năng lần chuỗi vô phương cứu mình

Sống thì ít được an bình

Chết thì khó tránh ngục hình đớn đau.

 

 

Bổn đạo lần chuổi mân côi trong sân TGM Bắc Ninh – Ngôi nhà mang nhiều kỷ niệm đối với” họ hàng “nhà ATN, do ĐC Hoàng Văn Đoàn xây dựng năm 1950

 

 

 

 

GIA ĐÌNH ANTONINH

        Lớp Út ATN

    -oOo-

THƠ MỜI

HỌP MẶT ĐẦU NĂM

Mừng tân niên Quý Tỵ 2013, lớp Út kính chúc quý Cha, quý anh chị năm mới THÁNH ĐỨC, AN KHANG – Trân trọng kính mời:

Quý Cha, quý anh chị và tất cả các anh chị thành viên lớp Út ANTONINH về tham dự : “NGÀY HỌP MẶT ĐẦU XUÂN” theo truyền thống của lớp, được tổ chức tại:

  • Nhà riêng anh Nguyễn Văn Tri ( Giáo xứ Bắc Hòa, Xuân Lộc, Đồng Nai).
  • Thời gian từ 10h00 sáng Chúa Nhật 17-02-2013 (tức ngày mùng 8 tháng Giêng năm Quý Tỵ).

Sự hiện diện đông đủ của quý Cha, quý anh chị và các bạn sẽ gia tăng tình đoàn kết, yêu thương trong gia đình chúng ta.

Kính mời TM. Lớp Út ANTONINH GIOAK. Nguyễn Văn Tuệ

 

 
 
 

 

 

 

 

 


Học bổng Nguyễn Bá Thi
Khuyến học danh xưng Nguyễn Bá Thi
Bao năm vượt khó quyết tâm lì
Con thành viên giỏi, nghèo, ngoan, hiếu
Quỹ học bổng hình xét duyệt chi
Thẩm, Tín, Tuynh, nguồn bảo trợ chính
Sĩ Thành, người bạn một đôi khi
Đón Xuân sau Tết ngày truyền thống
Lớp Út tuyên dương cuối học kì

 

 

 

GIA ĐÌNH ATN

 

Ban điều Hành

BÁO CÁO QUỸ

(Từ 1/8/2012 đến 31/12/2012)

 

Ngày tháng

Danh mục

 THU

CHI

Ghi chú

10/7/2012

Tồn

18.361.000

+700USD

 

 

19/7/2012

Họp mặt Mỹ Vân

3.740.000

13.033.000

 

2/8/2012

Quan thầy nhà hưu

 

500.000đ

Tân X

4/8/2012

Quan thầy nhóm XM

 

200.000đ

Hưng X

 

 

 

 

 

8/8/2012

Quan thầy cha Hoạt

 

300.000đ

Hưng

17/8/2012

Gặp gỡ A. VH.Thiện

200USD

 

Tân

24/8/2012

Ngọc khánh cha Thuật

 

A.Thiện hỗ trợ

Tân

30/8/2012

Phúng thân sinh A.Chánh

 

200.000đ

Tquỹ

2/9/2012

Quan thầy nhóm SàiGòn

 

200.000đ

Tquỹ

14/9/2012

Thăm bệnh A. Phiên

 

500.000đ

Tquỹ

21/9/2012

Phúng thân mẫu cha Tình

 

200.000đ

Tquỹ

6/10/2012

Quan thầy nhóm Plý

 

200.000đ

Hưng

13/10/2012

Phúng nhạc phụ A.Thục

 

100.000đ

Hưng

14/10/2012

Giỗ A. Thăng

 

200.000đ

Hưng

25/10/2012

Ánh cho báo

100.000đ

 

Hưng

29/10/2012

Thăm A. Phiên

 

200.000đ

Tân

26/11/2012

Phúng Bùi Tuynh

 

200.000đ

Tquỹ

1/12/2012

Phúng cha Joak.Chí

 

200.000đ

Hưng

15/12/2012

40 năm LM cha Thuận

 

500.000đ

Hưng

18/12/2012

Đ.Trọng gửi về

500.000đ

 

Tân

19/12/2012

Quan thầy nhóm HNai

 

200.000đ

Tân

19/12/2012

Thăm bệnh A. Nha

 

200.000đ

Tân

20/12/2012

Hình ảnh

 

100.000đ

Tân

25/12/2012

Phúng T.Trác

 

100.000đ

Hưng

 

 

900USD

  18.361.000

  +4.340.000

=22.701.000

17.333.000đ

 

 

 

A. Tân    chi   700.000 -  500.000 (Trọng)    =    200.000đ.

A. Hưng chi:  1.600.000đ -100.000 (Ánh)    = 1.500.000đ

Tồn quỹ:         22.701.000- 17.333.000đ=      5.368.000đ và 900USD

Ngày 01.01. 2013

Thủ Quỹ

Têrêsa.Nguyễn Thị Tuyên

 

 

MAN  MÁC   

Linh mục Đinh Đồng Thượng Sách ( PARIS)

 

Kính tặng Thi SĨ Hà Thượng Nhân  nhân dịp 

Thi sĩ nhận làm con Chúa qua Phép Rửa 

Ngày  01.08.2009 tại San Jose  Hoa kỳ .

 

Mấy chục năm qua những đợi chờ

Nửa thế kỷ hơn vẫn ước mơ ...

Một lời hứa hẹn cùng trời đất  !

Bao giờ mới đến, liệu bao giờ ?       

Từ thuở đầu xanh tôi đã hay

Đến nay đầu bạc theo tháng ngày...

Mong sao ngày ấy , có ngày ấy

Để trời lẫn đất được vui lây.

Ôi sung sướng mấy !   Khi nghe tin                  

Vào lúc nhá nhem tuổi đời mình

Có cuộc tái sinh nhờ phép Rửa 

Người tôi sau trước nhớ như in .

Người ấy :  Thi sĩ Hà Thượng Nhân

        Đã nên con Chúa trong Thánh Thần

 Đàn Ngang Cung trước, Trời đã chọn

Hồng ân tất cả là hồng ân

Lộc trọng quyền cao hết thế gian

Vẫn thua hồn mở đón Thiên đàng

Lộc nào trọng hơn  lộc Bát Phúc

Bánh rượu nào hơn  Bánh Rượu Thần ?

Dám mong thi hứng kể từ đây

Có phần tin,cậy,mến thương đầy

Ca tụng Tình Yêu ơn cứu độ 

Thập hình dấu ấn cao vời thay !

Cám ơn, lậy Chúa, đã cho con

Điều hằng chờ đợi hằng trông mong

Cám ơn , thi sĩ người Hà Thượng  

Tin ấy , tin vui ... man mác lòng

Vinh danh Thiên Chúa chín tầng trời

Bình an dưới thế cho ai người

Thành tâm thiện chí theo chân Chúa

Từ  nước Giuốc đăng đến Nước Trời .

 

Ghi chú : Thi sĩ Hà Thượng Nhân tức giáo sư Phạm Xuân Ninh trước năm 1954 dạy học tại trường trung học Vinh Sơn Liêm Bắc Ninh .

 

 

THẮP LỬA

(Thay cho Hồi chuông tắt lửa)

 

Tạm biệt mùa Đông, chúng ta hân hoan đón mừng NĂM ĐỨCTIN và Tết QUÝ TỴ-2013 đến với mọi nhà.

Nội San ATN xin phép được “khép lại” với bản “Tường trình Mùa Đông” về những vui buồn của Gia đình ta trong năm Con Rồng.

Qua bài viết của các tác giả, Nội San đã thể hiện tinh thần sống Năm Đức Tin là chính, bên cạnh thông tin về những buổi họp mặt chúc mừng Ngọc Khánh, chuẩn Kim Khánh linh mục của các Đấng TU-Ở và chúc mừng Quan Thầy các Đấng làm thầy và anh chị em ATN của cánh TU-RA.

Tuy nhiên năm Nhâm Thìn cũng đã mang lại cho Gia Đình ta nỗi buồn về tình trạng “sa sút nhân danh” dường như đang tăng và ai cũng biết quý vị ấy ra đi sớm vì tránh ngày “Tận Thế

 

Vậy là năm Con Rồng kết thúc và năm Đức Tin đã về để triệt hạ những khó khăn của năm Con Rắn.

        Ôi lạy Chúa xin đỡ nâng, đỡ nâng đức tin còn non yếu của chúng con. AMEN

              *****

 

CAÀU NGUYEÄN CHO CAÙC NAÏN NHAÂN HOÏ ÑAÏO NGOÏC LAÂM (GIAÙO XÖÙ THAÙI NGUYEÂN) GP.BAÉC NINH

 

Saùng ngaøy 17 thaùng 1 naêm 2013, maùi nhaø thôø Ngoïc Laâm ñang ñöôïc ñoå beâ toâng thì baát ngôø bò saäp laøm 3 ngöôøi cheát vaø 48 ngöôøi bò thöông, nguyeân nhaân do trôøi möa lôùn, nöôùc ñoïng xoùi moøn chaân coät giaøn daùo.

Sau tai naïn, LM chaùnh xöù Thaùi Nguyeân Nguyeãn Ñöùc Ñại ñaõ cuøng baø con caùc hoï ñaïo trong vuøng ñeán tieáp öùng vaø ñöa caùc ngöôøi bò thöông veà beänh vieän Thaùi Nguyeân.

Ngaøy 18 thaùng 1 naêm 2013, Ñöùc Cha Baéc Ninh ñaõ tröïc tieáp ñeán beänh vieän thaêm hoûi caùc beänh nhaân bò thöông vaø sau ñoù cuøng 48 linh muïc daâng leã an tang cho 3 naïn nhaân môùi qua ñôøi taïi nhaø nguyeän taïm hoï ñaïo Ngoïc Laâm

Trong tinh thaàn lieân ñôùi, ñeà nghò anh chò em ATN khaép moïi nôi theâm lôøi caàu nguyeän cho caùc naïn nhaân vaø nhöõng ngöôøi quaù coá, ñoàng thôøi roäng tay giuùp ñôõ trong ñieàu kieän coù theå.

Xin lieân heä trưởng tộc Minh Höng, GX. Töø Ñöùc. ÑT: 01239.274.735 hoặc minhhung1940@yahoo.com.vn

 

 

HỘP THƯ BBT

 

  1. BBT xin thành thật cáo lỗi về việc phải “cất dấu” một số bài viết của ACEATN đã gửi về, mạn phép “đi vào số tới” – có thể là mùa hè, mong được sự thông cảm.
  2. Anh Dương Văn Phiên “chủ chăn” của Antoninh Webnode nhờ bổn báo đăng lời cám ơn ACEATN

về những lời thăm hỏi, động viên thời gian đương sự “đi tu” ở bệnh viện, nay nhờ lời cầu bầu của Thánh Antoninus và ACE gia đình, đương sự đang dần hồi phục và xin hẹn tái ngộ vào thời gian sắp tới.

                                     Chớ gì được như vậy.

 

 

                                    Mục Lục

Đón xuân Quý Tỵ - Châu Minh.............................................................. 1

Năm Đức Tin – Vũ Huy Thiện............................................................... 2

Chúc Mừng Năm Mới như ý – Phan Ích Ánh......................................... 6

Sự kiện và nhân vật - BBT..................................................................... 7

Biên bản ngày họp mặt - BBT................................................................ 9

Cười chút chơi - BBT........................................................................... 12

Mừng Quan Thầy nhà hưu dưỡng - BBT............................................... 13

Mừng Ngọc Khánh Linh Mục N.T.Thuật............................................... 14

Hồng Ân 40 năm Linh Mục Vic.Thuận.................................................. 15

Phao cứu sinh thiêng liêng – Hai lúa.................................................... 17

Thơ : Mùa Xuân – Quỳnh Như.............................................................. 21

Mừng Quan Thầy ATN.Xóm Mới – BBT............................................. 22

Mừng Quan Thầy ATN.Sài Gòn – BBT................................................ 25

Mừng Quan Thầy ATN.Phước Lý – BBT............................................. 28

Tâm tình chia sẻ hiệp thông – Nguyễn Bá Nghi..................................... 30

Tắt hương còn khói – C.Kim Liên ........................................................ 34

Chúc mừng ATN Hố Nai...................................................................... 37

Tuệ Nhật tự chiếu – Thơ Quỳnh Như.................................................... 38

Ý nghĩa sự đau khổ - Hạ Huyền............................................................ 39

Chào mừng Năm Đức Tin – Ng.Văn Ánh.............................................. 45

Hướng về kỷ niệm 130 năm giáo phận Bắc Ninh.................................. 47

Hình ảnh chuyến đi về nguồn – Joak.Tuệ.............................................. 52

Tản mạn về Năm Đức Tin – Jerôminô Nội........................................... 56

Antôninh Kỳ Án – P.Thảo Dân............................................................. 58

Lại nói về tận thế - Yca.Trần Thế Đấy.................................................. 60

Phúng điếu cố Giuse Bùi Tuynh ........................................................... 62

Phúng điếu Cha JoaKim.Chí................................................................. 64

Phúng điếu Thầy Giáo Trác.................................................................. 68

Mẹ là mẹ của con – Đ.Q.T.................................................................... 69

Đêm nghe nhạc Cha Kim Long – N.Kính.............................................. 71

Thủ bút sang tác của Cha Huyền Linh................................................... 74

Ký sự : ATN gặp nhau trên đất Chùa Tháp - M.Hưng.......................... 77

Năm 2012 qua các sự kiện tiêu biểu..................................................... 83

Chuyện vui : Chúa “ chửi tiên sư ” Philatô........................................... 85

Thơ : Trường Xưa Yêu Dấu – Phượng Ly............................................ 87

Tràng chuỗi Mân Côi – Châu Minh....................................................... 88

Thơ Mời dự họp Tân Niên.................................................................... 90

Báo cáo quỹ - BBT .............................................................................. 91

Man Mác – Thơ Đình Đồng Thượng Sách............................................ 92

     Hồi chuông thắp lửa............................................................................. 94