qn20

Giáo hội thứ ba ra đời là điều không thể cưỡng lại                 Quỳnh Như sưu tập

VRNs (06.11.2013) - Tokyo, Nhật Bản - Đây là những ngày đầu của một hiện tượng phục hồi Kitô giáo mãi mãi, sự xuất hiện của “Giáo hội thứ ba” theo các nhà thần học.

“Giáo hội thứ nhất” là giáo hội của các thánh tông đồ và các thế hệ đi theo các ngài, tập trung ở Địa Trung Hải và đi truyền giáo đầu tiên ở những vùng đất và văn hóa bên ngoài Israel.

Những người thuộc Giáo hội thứ nhất đó đã để lại cho chúng ta nhiều kho tàng: Tân Ước, thành phần cốt lõi trong nghi lễ, hệ thống triết học và thần học và cam kết tham gia đối thoại với các tôn giáo, triết lý và văn hóa trên thế giới.

Nỗ lực truyền giáo của những thế kỳ đầu đó dẫn đến sự ra đời của “Giáo hội thứ hai”, tập trung ở châu Âu. Đó là Giáo hội Kitô giáo đại chúng. Các xã hội và văn hóa được hình thành bởi cam kết theo Kitô giáo của các nhà cầm quyền và người dân. “Thế giới bên ngoài” không có niềm tin sống tách biệt về mặt địa lý và tâm lý và bị gạt ra bên lề cuộc sống thường ngày. Khi chạm trán, nó thường được xem là kẻ thù, nhưng luôn là đối tượng truyền giáo. Chúng ta vẫn còn sống trong Giáo hội đó, nhưng ngày càng nhận thấy mình đang bước vào một hoàn cảnh mới, một Giáo hội mới, Giáo hội thứ ba.

Giáo hội mới này không có vùng địa lý trung tâm vì nó mang tính toàn cầu. Số liệu thống kê chứng minh điều này. Năm 1910, 80% Kitô hữu trên thế giới sống ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ngày nay, sau một thế kỷ, đa số chúng ta sống ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh, chưa tới 40% Kitô hữu sống ở phương Tây. Chỉ trong 5 năm từ 2004-2009, số người Công giáo ở châu Á tăng khoảng gần 11%.

Động lực truyền giáo từ Đức Kitô thông qua các Giáo hội thứ nhất và thứ hai đã đưa chúng ta vượt qua ranh giới chủng tộc, quốc gia và văn hóa. Đối với nhiều người Công giáo, có lẽ những ý tưởng thay đổi đầu tiên xuất phát từ Công đồng Vatican II khi ảnh chụp các giám mục thế giới có các gương mặt đến từ châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh.

Đâu là điều đặc biệt nơi Giáo hội này? Kitô hữu Tây phương thường không chú ý Kitô giáo của họ được hình thành sâu sắc như thế nào bởi các truyền thống tôn giáo và văn hóa có trước khi Phúc âm được rao giảng tại châu Âu. Các Giáo hội Phi châu, Á châu và Mỹ Latinh cũng đang được hình thành bởi các tôn giáo và văn hóa mà các nhà rao giảng Phúc âm gặp phải ở đó.

Việc đó nói lên ý định của Chúa, khái niệm thánh thiện, thờ phượng, cộng đoàn, thừa tác vụ – mọi thứ tạo nên một Giáo hội – từng bước trở nên khác hẳn với những gì được cho là “bình thường” trong hơn 1,5 thiên niên kỷ qua. Các truyền thống được coi trọng và tôn vinh lâu nay và công thức đức tin đang bị nghi ngờ.

Giáo hội thứ ba sống giữa những niềm tin khác nhau hay nơi không có niềm tin, và có ít hay giảm bớt quyền lực chính trị, xã hội và văn hóa. Việc này đang dẫn đến những kiểu thờ phượng, lập luận thần học, cộng đoàn và truyền giáo mới.

Vì Kitô hữu thuộc Giáo hội thứ ba, đặc biệt là ở châu Á, thường thuộc cộng đồng thiểu số không có quyền hành và đôi khi còn bị ngược đãi trong xã hội, họ thường nhìn vai trò của Giáo hội và các tổ chức Giáo hội theo một quan điểm khác với quan điểm của phương Tây, là nơi Giáo hội hiện nay đang bắt đầu đánh mất sức mạnh chính trị, đạo đức và trí tuệ.

Kitô hữu châu Á đối mặt với những vấn đề mà các Kitô hữu phương Tây không gặp phải trong nhiều thế kỷ, nếu có thì cũng rất hiếm. Trong khi họ cố gắng tìm giải pháp cho những vấn đề mới này, có một số giải pháp có vẻ không thỏa đáng đối với những người gặp phải và xử lý những vấn đề khác. Một số thật sự không thỏa đáng như những công thức và việc thực hành thần học phương Tây. Thần học về Chúa Ba Ngôi của chúng ta chẳng hạn có thể đi theo những đường hướng bất ngờ khi Kitô hữu Ấn Độ cố gắng giải thích những điều chúng ta tin về Chúa, dùng lối tư duy triết học theo Ấn Độ chứ không theo Hy lạp.

Ở nhiều mức độ khác nhau, những người trong các Giáo hội phương Tây (vẫn đang phụ trách) đã có những phản ứng lẫn lộn trước sự xuất hiện của Giáo hội thứ ba. Có lúc người ta vui mừng vì Chúa Thánh Thần đang hoạt động theo những cách mới ở những nơi mới. Có lúc người ta lo sợ về những cái chưa biết và từ chối cho phép người khác vấp phải sai lầm như phương Tây. Có thể thấy phần lớn lịch sử Công giáo kể từ Công đồng Vatican II giống như là một loạt nỗ lực bảo vệ Giáo hội thứ hai tránh những thay đổi đang xảy đến với Giáo hội thứ ba. Nhiều lần hiện tượng này không được chú ý đến. Nhưng thích hay sợ thì một Giáo hội mới cũng đang được hình thành. Sẽ phải mất nhiều thời gian, nhưng cuối cùng Kitô giáo trên thế giới cũng sẽ đổi khác.

Tuy nhiên, khi các đặc tính của Giáo hội thứ ba này từng bước nhưng ngày càng có đà phát triển, chúng ta tiếp tục sống theo những cách khác nhau trong Giáo hội thứ hai. Kết quả dẫn đến căng thẳng trong Dân Chúa, trong tổ chức của chúng ta và trong chính chúng ta.
 

Tình trạng căng thẳng trong giai đoạn chồng chéo giữa Giáo hội thứ nhất và thứ hai dẫn đến những cách hình thành Giáo hội ...